Người kinh doanh vận tải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách theo pháp luật quy định ra sao?

Xin chào Ban tư vấn THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, người kinh doanh vận tải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách theo pháp luật quy định ra sao? Mong được giải đáp sớm nhất, xin cảm ơn!

Người kinh doanh vận tải trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa được quy định như thế nào?

Tại khoản 23 Điều 3 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định: Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.

Hợp đồng vận tải hành khách, vé hành khách theo quy định pháp luật

Tại Điều 81 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về hợp đồng vận tải hành khách, vé hành khách như sau:

- Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả thuận.

- Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách phải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký của phương tiện; tên cảng, bến nơi đi; tên cảng, bến nơi đến; ngày, giờ phương tiện rời cảng, bến và giá vé.

- Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Vận tải hành khách

Vận tải hành khách

Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách theo pháp luật quy định

Tại Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hành khách cụ thể:

- Người kinh doanh vận tải hành khách có quyền:

a) Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận tải hành khách, cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời cảng, bến đối với những hành khách đã có vé nhưng có hành vi không chấp hành các quy định của người kinh doanh vận tải, làm mất trật tự công cộng gây cản trở công việc của người kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành - Người kinh doanh vận tải hành khách có nghĩa vụ:

a) Giao vé hành khách, chứng từ thu cước phí vận tải hành lý, bao gửi cho người đã trả đủ cước phí vận tải;

b) Vận tải hành khách, hành lý, bao gửi từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến đã ghi trên vé hoặc đúng địa điểm đã thoả thuận theo hợp đồng; bảo đảm an toàn và đúng thời hạn;

c) Bảo đảm điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho hành khách trong trường hợp vận tải bị gián đoạn do tai nạn hoặc do nguyên nhân bất khả kháng;

d) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hành khách, hành lý, bao gửi khi cần thiết;

đ) Bồi thường thiệt hại cho hành khách nếu không vận tải đến đúng địa điểm và thời hạn đã thoả thuận hoặc khi có tổn thất, hư hỏng, mất mát hành lý ký gửi, bao gửi hoặc thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của hành khách do lỗi của người kinh doanh vận tải hành khách gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của hành khách được quy định như thế nào?

Theo Điều 83 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách như sau:

- Hành khách có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đã mua;

b) Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;

c) Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;

d) Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng.

- Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

a) Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;

b) Khai đúng tên, địa chỉ của mình và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khách;

c) Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;

d) Không mang theo hành lý thuộc loại hàng hoá mà pháp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách

Căn cứ Điều 85 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người kinh doanh vận tải đối với hành khách

- Vé, danh sách hành khách lên phương tiện trong mỗi chuyến đi là căn cứ để giải quyết bảo hiểm cho hành khách khi có sự cố rủi ro; đối với vận tải hành khách ngang sông thì việc bồi thường được thực hiện theo hợp đồng bảo hiểm giữa người kinh doanh vận tải với người bảo hiểm.

- Việc trả tiền bảo hiểm cho hành khách được thực hiện theo quy định của pháp luật.


Kinh doanh vận tải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giấy phép kinh doanh vận tải xe ô tô có thời hạn trong bao lâu?
Pháp luật
Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ thế nào? Tải về Nghị định 158/2024 quy định về hoạt động vận tải đường bộ ở đâu?
Pháp luật
Quy định về kinh doanh dịch vụ vận tải của công ty 100% vốn nước ngoài? Hồ sơ đề nghị cấp gồm những gì?
Pháp luật
Xe kinh doanh vận tải dưới 9 chỗ ngồi có cần trang bị bình cứu hỏa và búa thoát hiểm hay không?
Pháp luật
Có bắt buộc xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải có phù hiệu không? Xe phải có niện hạn sử dụng bao nhiêu năm?
Pháp luật
Chở hàng bằng xe ô tô bán tải có được xem là kinh doanh vận tải hay không? Mẫu Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là mẫu nào?
Pháp luật
Nhà xe có bị thu hồi phù hiệu xe kinh doanh vận tải trong trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh vận tải hay không?
Pháp luật
Từ 01/9/2022, đơn vị kinh doanh vận tải phải nộp lại Giấy phép kinh doanh và phù hiệu, biển hiệu cho cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 7 ngày?
Pháp luật
Thu hồi Giấy phép kinh doanh không thời hạn khi đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp bản sao không đúng với bản chính trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải bị thu hồi Giấy phép kinh doanh thì có phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu không?
Pháp luật
Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
3,171 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào