Người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông thì bị xử phạt thế nào?
- Ở những nơi có điều tiết giao thông thì người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa có nghĩa vụ gì?
- Người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người điều khiển phương tiện không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông không?
Ở những nơi có điều tiết giao thông thì người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 43 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 về phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống như sau:
Phương tiện đi qua khoang thông thuyền của cầu, cống
1. Trước khi đưa phương tiện đi qua khoang thông thuyền, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Nắm vững các thông số chiều rộng, chiều cao của khoang thông thuyền, tình trạng luồng và dòng chảy;
b) Kiểm tra hệ thống lái, neo, đệm chống va, sào chống;
c) Trường hợp là đoàn lai, phải lập phương án lắp ghép đội hình phù hợp với chiều rộng và chiều cao của khoang thông thuyền, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thuyền viên.
...
5. Những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông.
Theo quy định trên, những nơi có điều tiết giao thông, thuyền trưởng, người lái phương tiện phải chấp hành hiệu lệnh của người điều tiết giao thông.
Giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy tắc giao thông như sau:
Vi phạm quy tắc giao thông
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người có mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, buộc phương tiện của mình vào phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm đang hành trình hoặc để phương tiện chở khách, phương tiện chở hàng nguy hiểm bám, buộc vào phương tiện của mình, trừ trường hợp cứu hộ, cứu nạn hoặc trường hợp bất khả kháng;
b) Không tuân theo chỉ dẫn của báo hiệu đường thủy nội địa hoặc chỉ dẫn của người điều tiết giao thông, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 6 Điều 25 Nghị định 139/2021/NĐ-CP).
Phương tiện giao thông đường thủy nội địa ở đây là phương tiện không có động cơ có trọng tải toàn phần đến 15 tấn hoặc sức chở đến 12 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở đến 12 người.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người điều khiển phương tiện không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông không?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 2 Điều 44 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Như vậy, người lái phương tiện giao thông đường thủy nội địa không tuân theo chỉ dẫn của người điều tiết giao thông thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 1.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?