Người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước đã có giấy chứng nhận lái phương tiện thì có cần mặc áo phao trong suốt quá trình điều khiển phương tiện hay không?
- Người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước đã có giấy chứng nhận lái phương tiện thì có cần mặc áo phao trong suốt quá trình điều khiển phương tiện hay không?
- Hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được thực hiện trên nguyên tắc nào?
- Tổ chức cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
Người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước đã có giấy chứng nhận lái phương tiện thì có cần mặc áo phao trong suốt quá trình điều khiển phương tiện hay không?
Người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước đã có giấy chứng nhận lái phương tiện thì có cần mặc áo phao trong suốt quá trình điều khiển phương tiện hay không?
Trước tiên cần nắm được phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước là gì và người lái những phương tiện này là ai. Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
...1. Phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là tàu, thuyền hoặc cấu trúc nổi khác được dùng để phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước có sức chở không quá 05 người và hoạt động trong vùng hoạt động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc công bố (sau đây viết tắt là phương tiện).
...
3. Người lái phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước là người trực tiếp điều khiển phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước."
Điều kiện đối với người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP:
"Điều 6. Điều kiện đối với phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước
...
2. Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước
a) Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe;
b) Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định;
c) Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí;
d) Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy người lái phương tiện phục vụ cho nhu cầu giải trí dưới nước phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Trong đó, người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí. Do đó, dù người lái phương tiện tham gia giải trí dưới nước ở resort nơi bạn đến có giấy chứng nhận lái phương tiện thì họ vẫn phải mặc áo phao theo quy định.
Hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Nguyên tắc hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước theo quy định tại Điều 4 Nghị định 48/2019/NĐ-CP bao gồm:
- Hoạt động vui chơi, giải trí phải bảo đảm trật tự, an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường và hiệu quả; góp phần phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội.
- Việc đầu tư xây dựng vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải phù hợp với các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành đã được phê duyệt. Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng vùng hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước, chủ đầu tư phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí, người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước và người tham gia vui chơi, giải trí dưới nước phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định khác có liên quan của pháp luật.
Tổ chức cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước theo quy định tại Điều 7 Nghị định 48/2019/NĐ-CP bao gồm:
- Thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị.
- Bố trí đầy đủ áo phao, thiết bị cứu sinh, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
- Chỉ được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này và phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
- Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.
- Không đưa phương tiện vào hoạt động khi không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.
- Không cho phép người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước điều khiển phương tiện ra khỏi vùng hoạt động đã được quy định.
- Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp dịch vụ; khuyến cáo những trường hợp không được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
- Bố trí khu vực bến, bãi neo đậu cho các phương tiện; các phương tiện vui chơi, giải trí chỉ được phép neo đậu ở những nơi quy định.
- Bố trí báo hiệu theo quy định; trường hợp không bố trí báo hiệu thì phải bố trí phao và cờ hiệu như sau:
+ Đường kính phao tối thiểu là 50 cm, cờ hiệu 50 x 60 cm;
+ Khoảng cách giữa hai phao hoặc cờ hiệu là 10 m.
Như vậy, hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước được pháp luật hiện hành quy định cụ thể thông qua những nguyên tắc đối với người lái phương tiện, nguyên tắc hoạt động cũng như trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?