Người lái tàu khi sắp đến khu vực cầu chung thì phải thực hiện như thế nào? Khi có tai nạn trên cầu chung thì nhân viên phải thực hiện công việc nào?
Người lái tàu khi sắp đến khu vực cầu chung thì phải thực hiện như thế nào?
Người lái tàu khi sắp đến khu vực cầu chung thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:
Giao thông trên khu vực cầu chung
1. Người tham gia giao thông đường bộ khi đi trên cầu chung phải chấp hành quy định của Luật Đường sắt, Luật Giao thông đường bộ và thực hiện quy định sau đây:
a) Ưu tiên cho các phương tiện giao thông đường sắt;
b) Chấp hành hiệu lệnh của nhân viên gác cầu chung và chỉ dẫn của các báo hiệu, tín hiệu đường bộ, đường sắt trong khu vực cầu chung.
2. Khi có báo hiệu dừng (đèn đỏ sáng nháy, cờ đỏ, biển đỏ, còi, chuông kêu, chắn đã đóng, hiệu lệnh của nhân viên gác chắn), người tham gia giao thông đường bộ (kể cả những xe có quyền ưu tiên) đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và trước vạch “dừng xe”.
3. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường dành riêng trên cầu. Không cho phép xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt đi vào phần đường dành cho phương tiện khác.
4. Khi sắp đến khu vực cầu chung, lái tàu phải:
a) Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung;
b) Kéo còi trước khi vào cầu chung;
c) Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung;
d) Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì người lái tàu khi sắp đến khu vực cầu chung thì phải thực hiện như sau:
- Chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về tín hiệu đường sắt trong khu vực cầu chung;
- Kéo còi trước khi vào cầu chung;
- Nhanh chóng hãm tàu khi thấy có tín hiệu dừng tàu hoặc có trở ngại trên cầu chung;
- Thực hiện các quy định khác liên quan đến tín hiệu và quy tắc giao thông đường sắt theo quy định.
Người lái tàu khi sắp đến khu vực cầu chung thì phải thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi có tai nạn trên cầu chung thì nhân viên gác cầu chung phải thực hiện các công việc nào?
Khi có tai nạn trên cầu chung thì nhân viên gác cầu chung phải thực hiện các công việc được quy định tại tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT như sau:
Xử lý tai nạn và trở ngại trên cầu chung
Khi có tai nạn hoặc trở ngại trên cầu, nhân viên gác cầu chung, người tham gia giao thông phải chủ động, khẩn trương thực hiện các công việc sau:
1. Đối với người tham gia giao thông trên cầu chung:
a) Kịp thời thông báo cho nhân viên gác cầu chung để xử lý;
b) Phối hợp với nhân viên gác cầu chung để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
2. Đối với nhân viên gác cầu chung:
a) Phòng vệ cầu chung theo đúng quy định để bảo đảm an toàn;
b) Kịp thời báo cho ga đường sắt hai phía để có biện pháp an toàn trong khi giải quyết tai nạn hoặc trở ngại;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì khi có tai nạn trên cầu chung thì nhân viên gác cầu chung phải thực hiện các công việc sau:
- Phòng vệ cầu chung theo đúng quy định để bảo đảm an toàn;
- Kịp thời báo cho ga đường sắt hai phía để có biện pháp an toàn trong khi giải quyết tai nạn hoặc trở ngại;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan để giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.
Việc tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 11/2018/TT-BGTVT về phòng vệ cầu chung, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung như sau:
Phòng vệ cầu chung, điều hành giao thông trên khu vực cầu chung
1. Cầu chung phải được phòng vệ. Khu vực cầu chung phải được tổ chức điều hành giao thông để bảo đảm an toàn giao thông theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Việc phòng vệ, tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.
3. Sơ đồ tổ chức phòng vệ cầu chung theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tổ chức điều hành giao thông trên khu vực cầu chung phải thường trực liên tục 24 giờ trong ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?
- Ngày 9 12 có sự kiện gì? Ngày 9 12 là cung gì? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 12?
- Mẫu số 03 TNĐB Biên bản xác định sơ bộ thiệt hại ban đầu khi có tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?