Người lái xe ô tô cứu hộ giao thông có trọng tải thiết kế 2,5 tấn cần có giấy phép lái xe hạng nào?
Ô tô cứu hộ giao thông có trọng tải thiết kế 2,5 tấn có phải là ô tô chuyên dùng không?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có giải thích về ô tô chuyên dùng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động và các loại ô tô tương tự.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì ô tô cứu hộ giao thông là ô tô chuyên dùng.
Người lái xe ô tô cứu hộ giao thông có trọng tải thiết kế 2,5 tấn cần có giấy phép lái xe hạng nào?
Theo khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ quy định như sau:
Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
...
Căn cứ trên quy định hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Như vậy, người lái xe ô tô cứu hộ giao thông có trọng tải thiết kế 2,5 tấn cần có giấy phép lái xe hạng B2.
Người lái xe ô tô cứu hộ giao thông có trọng tải thiết kế 2,5 tấn cần có giấy phép lái xe hạng nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe hạng B2 là bao lâu?
Theo khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:
Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.
Như vậy, giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Thời hạn của giấy phép lái xe hạng B2 được ghi trên giấy phép lái xe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?