Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giải quyết vụ án hành chính? Không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong vụ án hành chính thì bị xử lý thế nào?
- Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giải quyết vụ án hành chính?
- Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong vụ án hành chính thì bị xử lý như thế nào?
- Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong vụ án hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giải quyết vụ án hành chính?
Người làm chứng có quyền và nghĩa vụ gì trong việc giải quyết vụ án hành chính? (Hình từ Internet)
Theo Điều 62 Luật Tố tụng Hành chính 2015, người làm chứng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
Người làm chứng
1. Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
2. Người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
b) Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;
d) Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;
đ) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
e) Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;
g) Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;
h) Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
k) Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Như vậy, người làm chứng có các quyền và nghĩa vụ như sau:
- Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;
- Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;
- Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
- Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;
- Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;
- Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
- Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong vụ án hành chính thì bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 319 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định về xử lý hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án như sau:
- Người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc thu thập, xác minh chứng cứ hoặc giải quyết vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp trên, Tòa án có quyền ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa, phiên họp, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên. Quyết định dẫn giải người làm chứng phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ, tên, chức vụ người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người làm chứng; thời gian, địa điểm người làm chứng phải có mặt.
- Cơ quan công an có nhiệm vụ thi hành quyết định của Tòa án dẫn giải người làm chứng. Người thi hành quyết định dẫn giải người làm chứng phải đọc, giải thích quyết định dẫn giải cho người bị dẫn giải biết và lập biên bản về việc dẫn giải.
Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án trong vụ án hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo Điều 16 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án như sau:
Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.
Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?