Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có được làm khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi theo quy định hay không?
Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP về Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi cụ thể như sau:
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
1. Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
2. Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
Như vậy, Biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi trong 7 ngày liên tục.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có được làm khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi theo quy định hay không?
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 14/2020/TT-BLĐTBXH về thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế đang sống tại cộng đồng, cụ thể như sau:
Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nhu cầu được nhận chăm sóc thay thế đang sống tại cộng đồng
1. Hỗ trợ các dịch vụ theo các nhu cầu của trẻ em:
a) Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm:
a1) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tại địa phương hỗ trợ trẻ em các dịch vụ theo nhu cầu của trẻ em về chăm sóc sức khỏe, giáo dục; hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, bảo vệ trẻ em, trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư này;
a2) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại xã triển khai các thủ tục thông báo tìm gia đình cho trẻ em bị bỏ rơi; làm khai sinh cho trẻ em và tìm gia đình chăm sóc thay thế tạm thời cho trẻ em;
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận các yêu cầu kết nối, chuyển tuyến dịch vụ cho trẻ em của cấp xã và điều phối, kết nối trợ giúp trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ theo kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em.
Như vậy, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có trách nhiệm làm khai sinh cho trẻ em và tìm gia đình chăm sóc thay thế tạm thời cho trẻ em bị bỏ rơi.
Đồng thời, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tại xã triển khai các thủ tục thông báo tìm gia đình cho trẻ em bị bỏ rơi.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã có được làm khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em được quy định như thế nào?
Nguồn lực bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em được quy định tại Điều 7 Luật Trẻ em 2016 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em trong quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, ngành và địa phương; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo vệ trẻ em, bảo đảm thực hiện quyền trẻ em.
- Nguồn tài chính thực hiện quyền trẻ em bao gồm ngân sách nhà nước; ủng hộ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong nước, nước ngoài; nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; viện trợ quốc tế và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Nhà nước có giải pháp về nhân lực và bảo đảm Điều kiện cho việc thực hiện quyền trẻ em; phát triển mạng lưới người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, ưu tiên bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã và vận động nguồn lực để phát triển mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em tại thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?