Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?
- Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?
- Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện phải tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc cho trưởng khoa dược bao nhiêu lần 01 tuần?
- Bệnh viện có 300 giường phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ tương ứng như thế nào?
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược 2016 về quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám chữa bệnh như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người làm công tác dược lâm sàng
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tiếp cận người bệnh, bệnh án và đơn thuốc để tư vấn cho người kê đơn trong việc sử dụng thuốc;
b) Trao đổi với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh để việc kê đơn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
c) Được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc; được phản ánh ý kiến với Hội đồng thuốc và điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp có ý kiến khác nhau về việc kê đơn, sử dụng thuốc cho người bệnh;
d) Tham gia hội chẩn chuyên môn, bình bệnh án, đơn thuốc;
đ) Tham gia xây dựng hướng dẫn điều trị chuẩn; danh mục thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quy trình chuyên môn kỹ thuật liên quan đến thuốc;
e) Tham gia theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc;
g) Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có quyền được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án.
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không? (Hình từ Internet)
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện phải tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc cho trưởng khoa dược bao nhiêu lần 01 tuần?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 131/2020/NĐ-CP về trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng như sau:
Trách nhiệm của người làm công tác dược lâm sàng
Người làm công tác dược lâm sàng có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật Dược và có các trách nhiệm sau:
1. Thực hiện các hoạt động dược lâm sàng quy định tại các Điều 6, 7, 8 và 9 Nghị định này.
2. Làm việc toàn thời gian hoặc bán thời gian tại một số khoa lâm sàng theo nhiệm vụ được phân công; trực tiếp tham gia nhóm điều trị cho người bệnh; thực hiện chức năng giám sát, báo cáo về tình hình sử dụng thuốc tại cơ sở đối với người làm công tác dược lâm sàng tại bộ phận dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các khóa đào tạo liên tục về dược lâm sàng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Tổng hợp báo cáo các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn định kỳ ít nhất 1 tuần/1 lần cho người phụ trách công tác dược lâm sàng hoặc trưởng khoa dược hoặc người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với các nội dung tư vấn.
Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có trách nhiệm phải tổng hợp báo cáo định kỳ các hoạt động tư vấn sử dụng thuốc đối với người kê đơn ít nhất 01 lần/01 tuần cho trưởng khoa dược, bao gồm cả trường hợp người kê đơn đồng ý và không đồng ý với các nội dung tư vấn.
Người làm công tác dược lâm sàng tại bệnh viện có được ghi ý kiến chuyên môn về dược lâm sàng trong hồ sơ bệnh án không? (Hình từ Internet)
Bệnh viện có 300 giường phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỷ lệ tương ứng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị định 131/2020/NĐ-CP về số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng như sau:
Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng
...
2. Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
...
Như vậy, bệnh viện có 300 giường bệnh phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ tương ứng là:
- Ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú;
- Ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?