Người làm công tác lý lịch tư pháp được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thế nào?
Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 111/2010/NĐ-CP có quy định:
Lưu trữ dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.
2. Trong trường hợp có sự sai lệch về nội dung giữa dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử và hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy thì Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp phải tiến hành kiểm tra, xác minh để điều chỉnh cho phù hợp.
Theo đó dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được xây dựng trên cơ sở số hóa hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy, có cấu trúc phù hợp với nội dung của hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy và được lưu trữ vô thời hạn tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp.
Bên cạnh đó thì việc tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử còn được quy định tại Điều 15 Thông tư 06/2013/TT-BTP như sau:
Tạo lập dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử là dữ liệu được số hóa từ văn bản chứa thông tin lý lịch tư pháp và dữ liệu được tạo lập, chuyển đổi từ thông tin lý lịch tư pháp điện tử do các cơ quan, tổ chức cung cấp cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp theo đúng tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
2. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bao gồm: Lý lịch tư pháp được tạo lập bằng phần mềm chuyên dụng (sau đây gọi là Lý lịch tư pháp điện tử) và thông tin lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản 3 của Điều này.
Đối với thông tin lý lịch tư pháp điện tử chưa bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có nhiệm vụ thực hiện việc chuẩn hóa và chuyển đổi dữ liệu sang dạng dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
3. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:
a) Nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải phù hợp với nội dung các biểu mẫu theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Thông tư số 13/2011/TT-BTP , Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP và các văn bản khác quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp;
b) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải thống nhất, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về công nghệ thông tin;
c) Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử phải bảo đảm được truy cập và kết xuất để thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp, trao đổi, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp với các cơ sở dữ liệu khác có liên quan.
4. Dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được tạo lập tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp bằng phần mềm chuyên dụng và được tập hợp, sắp xếp theo nguyên tắc cá thể hóa người có Lý lịch tư pháp.
Người làm công tác lý lịch tư pháp được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thế nào? (Hình từ Internet)
Người làm công tác lý lịch tư pháp được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử thế nào?
Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 06/2013/TT-BTP có quy định:
Trách nhiệm của người làm công tác lý Iịch tư pháp trong sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
1. Người làm công tác lý lịch tư pháp chỉ được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
2. Người làm công tác lý lịch tư pháp chịu trách nhiệm bảo đảm bí mật tài khoản được cấp; sử dụng tài khoản đúng mục đích; khi phát hiện có lỗi hoặc sự cố phải báo cáo ngay với Bộ phận quản trị hệ thống để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
3. Trường hợp phát hiện dữ liệu có sai lệch, mất hoặc thiếu thông tin, người làm công tác lý lịch tư pháp có trách nhiệm thông báo cho Lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoặc người được ủy quyền để có biện pháp kịp thời khắc phục chỉnh sửa, bổ sung thông tin trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
4. Trường hợp người làm công tác lý lịch tư pháp liên quan đến quản lý, sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử chấm dứt hoặc thay đổi công việc thì phải cam kết bảo mật thông tin, bàn giao tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Việc cam kết và bàn giao tài khoản phải được lập thành văn bản. Bộ phận quản trị hệ thống có trách nhiệm thực hiện biện pháp xử lý đối với tài khoản đã được bàn giao sau khi có sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp hoặc người được ủy quyền.
Theo đó thì người làm công tác lý lịch tư pháp chỉ được sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Đồng thời khi sử dụng thì người làm công tác lý lịch tư pháp phải có trách nhiệm bảo đảm bí mật tài khoản được cấp; sử dụng tài khoản đúng mục đích; khi phát hiện có lỗi hoặc sự cố phải báo cáo ngay với Bộ phận quản trị hệ thống để kịp thời ngăn chặn, xử lý.
Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thực hiện theo trình tự và thủ tục ra sao?
Tại Điều 38 Thông tư 06/2013/TT-BTP quy định về thủ tục sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử như sau:
- Sau khi nhận được đề nghị tra cứu thông tin đã được phê duyệt của người có thẩm quyền, người làm công tác lý lịch tư pháp sử dụng tài khoản để truy cập, tra cứu, tìm kiếm dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
- Kết quả tra cứu dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được thể hiện bằng văn bản và có xác nhận của người đã thực hiện tra cứu, tìm kiếm.
Trường hợp cung cấp thông tin, kết quả tra cứu qua mạng máy tính thì kết quả tra cứu phải có xác thực bằng chữ ký số.
- Việc sử dụng và khai thác dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử được lưu vết thông qua phần mềm chuyên dụng để phục hoạt động kiểm tra, giám sát khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?