Người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh cần làm gì để tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện tiếp cận thông tin nhanh chóng?
- Trường hợp nào người tốt nghiệp chuyên ngành khác được làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh?
- Người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh cần làm gì để tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện tiếp cận thông tin nhanh chóng?
- Quyền của người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Trường hợp nào người tốt nghiệp chuyên ngành khác được làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 93/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp tỉnh
...
4. Người làm công tác thư viện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Có trình độ nghiệp vụ thông tin - thư viện đáp ứng tiêu chuẩn về vị trí việc làm theo quy định của pháp luật;
b) Có ít nhất 70% số người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chuyên ngành thông tin - thư viện hoặc tốt nghiệp chuyên ngành khác có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện liên thông thư viện; có năng lực hướng dẫn người sử dụng thư viện sử dụng tiện ích thư viện hiện đại để tiếp cận và khai thác thông tin.
Như vậy, theo quy định trên thì người tốt nghiệp chuyên ngành khác được làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh khi người đó có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thông tin - thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
Trường hợp nào người tốt nghiệp chuyên ngành khác được làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh? (Hình từ Internet)
Người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh cần làm gì để tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện tiếp cận thông tin nhanh chóng?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm công tác thư viện Quyết định 3815/QĐ-BVHTTDL quy định về quy tắc ứng xử với người sử dụng thư viện như sau:
Quy tắc ứng xử với người sử dụng thư viện
...
2. Tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả:
a) Tổ chức, quản lý và phục vụ một cách khoa học nguồn tài nguyên thông tin, tạo điều kiện để người sử dụng thư viện chủ động tìm kiếm và sử dụng thông tin theo nhu cầu;
b) Công khai và tận tình hướng dẫn quy trình thực hiện cấp thẻ, quy trình tra cứu, mượn trả, nhận luân chuyển tài nguyên thông tin, sử dụng tiện ích của thư viện… bảo đảm việc đáp ứng nhu cầu, các đề nghị của người sử dụng, tổ chức và cá nhân đúng pháp luật và nội quy của thư viện.
c) Nâng cao kiến thức thông tin thúc đẩy việc sử dụng thông tin chính thống, có đạo đức góp phần loại bỏ tình trạng lạm dụng thông tin, sử dụng thông tin sai cách.
d) Khi chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng thư viện cần linh hoạt xử lý và giữ thái độ khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn để tiếp tục hướng dẫn và đáp ứng các yêu cầu khác của người sử dụng.
e) Nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em và người yếu thế trong truy cập thông tin nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền thông tin của đối tượng khác.
g) Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ, hòm thư góp ý của thư viện theo đúng quy định; thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử kịp thời, lịch sự.
3. Tôn trọng và đảm bảo tính riêng tư, cá nhân cho người sử dụng thư viện; bảo vệ và giữ bí mật thông tin cá nhân đăng ký tại thư viện; tôn trọng và đảm bảo quyền được tiếp cận thông tin bằng ngôn ngữ dân tộc của các dân tộc thiểu số.
4. Cầu thị, tiếp thu ý kiến góp ý của người sử dụng thư viện để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động thư viện.
...
Như vậy, để tạo điều kiện cho người sử dụng thư viện được tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng thì người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh cần:
- Tổ chức, quản lý và phục vụ một cách khoa học nguồn tài nguyên thông tin, tạo điều kiện để người sử dụng thư viện chủ động tìm kiếm và sử dụng thông tin theo nhu cầu;
- Công khai và tận tình hướng dẫn quy trình thực hiện cấp thẻ, quy trình tra cứu, mượn trả, nhận luân chuyển tài nguyên thông tin, sử dụng tiện ích của thư viện… bảo đảm việc đáp ứng nhu cầu, các đề nghị của người sử dụng, tổ chức và cá nhân đúng pháp luật và nội quy của thư viện.
- Nâng cao kiến thức thông tin thúc đẩy việc sử dụng thông tin chính thống, có đạo đức góp phần loại bỏ tình trạng lạm dụng thông tin, sử dụng thông tin sai cách.
- Khi chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của người sử dụng thư viện cần linh hoạt xử lý và giữ thái độ khiêm tốn, lịch sự, nhã nhặn để tiếp tục hướng dẫn và đáp ứng các yêu cầu khác của người sử dụng.
- Nâng cao trách nhiệm bảo vệ trẻ em và người yếu thế trong truy cập thông tin nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền thông tin của đối tượng khác.
- Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ, hòm thư góp ý của thư viện theo đúng quy định; thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử kịp thời, lịch sự.
Quyền của người làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 40 Luật Thư viện 2019 thì nngười làm công tác thư viện tại thư viện công cộng cấp tỉnh có các quyền sau:
- Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.
- Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.
- Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?