Người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người làm mất tài liệu bí mật công tác thì có bị cấm hành nghề không?
- Trường hợp người phạm tội làm mất tài liệu bí mật công tác là người lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ khoản 1 Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác như sau:
Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
...
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước như sau:
Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
...
Theo quy định này, người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;
(2) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
(3) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
Như vậy, người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Người làm mất tài liệu bí mật công tác mà tài liệu đó không phải là tài liệu bí mật nhà nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Người làm mất tài liệu bí mật công tác thì có bị cấm hành nghề không?
Căn cứ khoản 3 Điều 362 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác như sau:
Tội vô ý làm lộ bí mật công tác; tội làm mất tài liệu bí mật công tác
1. Người nào vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc làm mất tài liệu bí mật công tác thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 338 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm"
a) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Để người khác sử dụng thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
...
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định thì ngoài chịu trách nhiệm hình sự, người làm mất tài liệu bí mật công tác còn có thể bị cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp người phạm tội làm mất tài liệu bí mật công tác là người lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người phạm tội làm mất tài liệu bí mật công tác là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù đến 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?