Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Cho tôi hỏi người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Được hưởng những quyền lợi nào? Phải thực hiện những nhiệm vụ gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
1. Tiêu chuẩn của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có năng lực chuyên môn, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định về BHXH, BHTN, BHYT; am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, khách quan, công tâm, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
...

Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Có ý thức trách nhiệm;

- Có năng lực chuyên môn;

- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế;

- Am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng;

- Nhiệt tình, khách quan, công tâm, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.

tiếp công dân

Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internert)

Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
...
2. Trách nhiệm của người tiếp công dân
a) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, đồng phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, biển tên theo quy định;
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân trình bày;
c) Giải thích, phổ biến để công dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
d) Tiếp nhận và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan theo quy định và thông báo kết quả xử lý để công dân biết;
đ) Giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến người tố cáo theo quy định;
e) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách địa điểm tiếp công dân giao.
...

Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm như sau:

- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, đồng phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, biển tên theo quy định;

- Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân trình bày;

- Giải thích, phổ biến để công dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;

- Tiếp nhận và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan theo quy định và thông báo kết quả xử lý để công dân biết;

- Giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến người tố cáo theo quy định;

- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;

- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân;

- Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách địa điểm tiếp công dân giao.

Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi gì?

Theo khoản 3 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:

Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
...
3. Quyền lợi của người tiếp công dân
a) Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.

Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi như sau:

- Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.

Tiếp công dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động tiếp công dân có diễn ra ở cấp xã không có thành lập Ban tiếp công dân hay không hay được tổ chức hình thức nào khác?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân?
Pháp luật
Thông tư 14/2024 về tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào được hưởng chế độ bồi dưỡng tiếp công dân trong cơ quan công đoàn? Mức chi bồi dưỡng?
Pháp luật
Mẫu Sổ tiếp công dân theo Thông tư 04? Tải về Mẫu số 03 Sổ tiếp công dân mới nhất? Mục đích của việc tiếp công dân?
Pháp luật
Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào? Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì?
Pháp luật
Người tiếp công dân có quyền từ chối tiếp công dân có hành vi xúc phạm người tiếp công dân hay không?
Pháp luật
Ai là người trực tiếp tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân? Ban tiếp công dân cấp huyện do cơ quan nào thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân cấp huyện?
Pháp luật
Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân như thế nào theo Thông tư 07 2024?
Pháp luật
Trong hoạt động tổ chức công tác tiếp công dân khi thực hiện pháp luật về tiếp công dân như thế nào?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân phải trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân mấy lần trong tháng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiếp công dân
1,097 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiếp công dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiếp công dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào