Người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bị xử phạt thế nào?
- Người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu không?
- Việc điều tra cơ bản tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gồm những hoạt động nào?
Người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bị xử phạt thế nào?
Theo khoản 2, điểm a khoản 9 Điều 29 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước như sau:
Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc phá dỡ, di dời công trình đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 7 Điều này.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như sau:
Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc cải chính dữ liệu tài nguyên nước sai lệch.
Dữ liệu tài nguyên nước (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu không?
Theo khoản 2 Điều 63 Nghị định 36/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 29 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
...
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
...
Theo quy định trên, người làm sai lệch dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 15.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quyền xử phạt người này.
Việc điều tra cơ bản tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gồm những hoạt động nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Tài nguyên nước 2012 về các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước như sau:
Hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước
1. Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Điều tra, đánh giá tài nguyên nước;
b) Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần;
c) Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước;
d) Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước;
đ) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước;
g) Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
...
Như vậy, việc điều tra cơ bản tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền gồm những hoạt động được quy định tại khoản 1 Điều 12 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?