Người lao động bị F0 tại nơi làm việc có được xem là tai nạn lao động không? Mức hưởng chế độ tai nạn lao động là bao nhiêu?

Xin chào, chồng tôi bị nhiễm covid 19 khi làm việc với khách hàng tại công ty. Đây có được xem là tai nạn lao động không và có được chi trả tiền bảo hiểm xã hội? Được biết, hôm đó, chồng tôi được giám đốc công ty phân công lịch gặp khách hàng. Nhưng không may, khách hàng bị F0 và sau đó khoảng 2,3 ngày thì chồng tôi cũng bị nhiễm . Rất mong nhận được sự phản hồi của các bạn. Xin cảm ơn.

Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có nêu rõ, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Theo đó, để được xem là tai nạn lao động, đòi hỏi phải có 02 yếu tố bắt buộc, đó là gây tổn thương thực tế cho cơ thể và phải xảy ra trong quá trình thực hiện công việc được giao. Lưu ý, công việc ở đây phải là công việc gắn liền với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của người lao động khi làm việc tại công ty, phù hợp với công việc được thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Chế độ tai nạn lao động là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm như sau:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

Theo đó, chế độ tai nạn lao động là một trong các chế độ mà người lao động có thể được hưởng khi tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định rõ về điều kiện được hưởng chế độ tai nạn lao động tại nơi làm việc. Cụ thể như sau:

- Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

+ Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

+ Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

- Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

Tuy nhiên, mặc dù thỏa những điều kiện nêu trên, nhưng nếu rơi vào một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì vẫn không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động, cụ thể:

+ Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

+ Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

+ Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

Người lao động bị F0 tại nơi làm việc có được xem là tai nạn lao động không?

Nhiễm Covid 19 trong quá trình làm việc có phải là tai nạn lao động tại nơi làm việc?

Dựa trên những dữ kiện đã phân tích, khi người lao động thực hiện công việc được giao tại nơi làm việc và vô tình bị mắc Covid thì trường hợp này có thể được xem là tai nạn lao động tại nơi làm việc. Thêm vào đó, phải có giấy kết luận giám định của pháp y, xác nhận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị mắc covid thì mới đủ điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động.

Tóm lại, chồng của chị đã bị nhiễm Covid 19 khi giao tiếp với khách hàng. Dựa trên những phân tích khách quan của chúng tôi, thì trường hợp này có thể xem là tai nạn lao động tai nạn làm việc nếu xác nhận được mức suy giảm sức khỏe trên 5%, và sẽ có thể được hưởng các khoản trợ cấp có liên quan.




Tai nạn lao động
Covid-19 Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Covid-19:
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về mẫu danh sách nhân viên công ty file excel và file word mới nhất? Thế nào là một danh sách nhân viên công ty?
Pháp luật
Những lời chúc tháng 12 may mắn tốt lành, câu nói hay về tháng 12? Các ngày lễ lớn tại Việt Nam trong tháng 12?
Pháp luật
Người lao động có được từ chối làm việc khi thấy công việc nguy hiểm hay không? Nghĩa vụ của NSDLĐ?
Pháp luật
Hứa thưởng là gì? Người hứa thưởng có được rút lại tuyên bố hứa thưởng theo quy định Bộ luật Dân sự?
Pháp luật
Lao động là gì? Khái niệm về lao động? Quyền của người lao động trong lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Quyền của người lao động trong việc hưởng lương là gì? Nghĩa vụ cung cấp thông tin về tiền lương của người sử dụng lao động?
Pháp luật
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Pháp luật
Người lao động làm việc cho ai và chịu sự quản lý của ai? Chính sách của Nhà nước dành cho người lao động?
Pháp luật
Người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Người cao tuổi đi làm thì có được giảm giờ làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
1,773 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào