Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Hợp đồng lao động khi ký kết với người cao tuổi thì có thời hạn bao lâu?
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được hưởng lương hưu hay không?
- Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Có thể ký hợp đồng kinh tế yêu cầu hoàn thành các công việc trong hợp đồng đối với nhân viên bảo vệ hay không?
Hợp đồng lao động khi ký kết với người cao tuổi thì có thời hạn bao lâu?
Tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cao tuổi như sau:
"1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc."
Như vậy, không hạn chế số lần ký kết của hợp đồng lao động người cao tuổi, nên được phép giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn. Mà mỗi hợp đồng xác định thời hạn thì có thời gian 3 năm.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì có được hưởng lương hưu hay không?
Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
"1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết."
Theo thông tin chị cung cấp thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, vậy là chưa hưởng lương hưu hằng tháng. Theo đó, công ty có quyền ký HĐLĐ với người lao động cao tuổi, tuy nhiên, sau khi ký HĐLĐ thì người lao động này sẽ chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Người lao động cao tuổi chưa hưởng lương hưu thì có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
"9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Theo đó, người đang hưởng lương hưu thì mới không đóng BHXH, cán bộ này chưa phải là người đang hưởng lương hưu, do đó, khi ký tiếp HĐLĐ thì phải đóng BHXH như NLĐ bình thường và không trả vào lương.
Có thể ký hợp đồng kinh tế yêu cầu hoàn thành các công việc trong hợp đồng đối với nhân viên bảo vệ hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng lao động như sau:
"1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động."
Về vấn đề thuê nhân viên bảo vệ, bản chất công việc bảo vệ mang tính chất lao động, do đó, không được ký hợp đồng kinh tế hay dịch vụ, phải ký HĐLĐ và đóng BHXH đầy đủ cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?