Người lao động chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào khi người lao động là người gây thiệt hại?

Khi người lao động điều khiển một xe đầu kéo container trị trá 1,7 tỷ đồng trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường cho công ty do sơ xuất để gây ra tai nạn gây thiệt hại về tài sản cho người thứ 3 là 200 triệu đồng và thiệt hại về phương tiện đầu kéo container là 500 triệu đồng tổng là 700 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm bồi thường chỉ được mức 100 triệu đồng theo quy định của công ty là mức thiệt hại sau khi được bảo hiểm bồi thường sẽ là 30% công ty chịu và 70% tài xế lái xe chịu vậy trong trường hợp này tài xế phải chịu mức bồi thường là 600x70%=420 triệu đồng và công ty chịu 180 triệu đông. Cho tôi hỏi vậy việc người lao động chịu mức phạt như vậy là có đúng quy định không? Vì đó là con số nhỏ vậy trường hợp con số lớn hơn thì người lao động sao thanh toán được hết.

Bồi thường thiệt hại là gì?

Bồi thường thiệt hại được hiểu là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra như sau: Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra như sau: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên pháp nhân, cá nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình như người làm công, người học nghề trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Với trường hợp của bạn, người lao động điều khiển một xe đầu kéo container trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường cho công ty do sơ xuất để gây ra tai nạn gây thiệt hại về tài sản cho người thứ 3 là 200 triệu đồng và thiệt hại về phương tiện đầu kéo container là 500 triệu đồng tổng là 700 triệu đồng. Trong đó bảo hiểm bồi thường chỉ được mức 100 triệu đồng theo quy định của công ty là mức thiệt hại sau khi được bảo hiểm bồi thường sẽ là 30% công ty chịu và 70%. Như vậy, có thể thấy, việc người lao động gây thiệt hại cho bên thứ ba xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công việc do công ty giao. Căn cứ theo quy định trên thì công ty sẽ có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba là bên người lao động gây thiệt hại và sẽ có quyền yêu cầu người lao động có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.

bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại

Nguyên tắc và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động

Căn cứ tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:

- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên người lao động gây thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ do công ty giao thì công ty và người lao động sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba căn cứ vào mức độ lỗi của hai bên.

Việc xác định thiệt hại sẽ bao gồm:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm như bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút ,…;

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm,…

Do đó, khoản tiền mà người lao động bỏ ra không phải là khoản tiền phạt mà là khoản bồi thường cho người bị hại. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận với nhau, hiện tại pháp luật không có quy định cụ thể về trách nhiệm bồi thường giữa người lao động và người sử dụng lao động khi người lao động gây thiệt hại.

Bồi thường thiệt hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người chưa thành niên điều khiển xe mô tô hai bánh gây thiệt hại về sức khỏe cho người bị thiệt hại thì phải bồi thường như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
Pháp luật
Tải về 05 mẫu biên bản thỏa thuận thông dụng? Biên bản thỏa thuận là gì? Biên bản thỏa thuận không được vi phạm những gì?
Pháp luật
Đương sự bổ sung yêu cầu bồi thường thiệt hại do QĐHC, HVHC gây ra có phải là vượt quá yêu cầu khởi kiện ban đầu không?
Pháp luật
Người khởi kiện yêu cầu người bị kiện bồi thường thiệt hại do quyết định hành chính trái pháp luật gây ra thì có phải chịu án phí không?
Pháp luật
Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?
Pháp luật
Mẫu biên bản thỏa thuận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông? Các thiệt hại về tài sản và sức khỏe bị xâm phạm do tai nạn giao thông là gì?
Pháp luật
Xe khách gây tai nạn giao thông, thì hãng xe khách hay tài xế sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Pháp luật
Xe ô tô 4 chỗ gây tai nạn làm nạn nhân tử vong tại chỗ thì phải bồi thường thiệt hại bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
8,965 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi thường thiệt hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào