Người lao động có 2 quyển sổ BHXH thì có được quyền rút BHXH 1 lần luôn không? Nếu không được thì cần làm thủ tục gì?
Người lao động có 2 quyển sổ BHXH thì có được quyền rút BHXH 1 lần luôn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
"Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
[...] 2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43. [...]"
Như vậy, pháp luật quy định mỗi người chỉ có 1 cuốn sổ BHXH nên trong trường hợp bạn có từ 02 sổ trở lên muốn hưởng được các chế độ của BHXH sẽ phải thực hiện thủ tục gộp sổ BHXH theo quy định của pháp luật.
Nếu không thực hiện thủ tục gộp hai sổ lại với nhau thì trường hợp này cơ quan BHXH sẽ không tiếp nhận và giải quyết.
Do đó, trong trường hợp bạn có 2 cuốn sổ BHXH thì bạn không được rút BHXH 1 lần luôn mà phải thực hiện thủ tục gộp sổ trước.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Sổ BHXH (Hình từ Internet)
Thủ tục gộp sổ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
"Điều 27. Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. [...]”
Do đó, hồ sơ của bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
- Sổ BHXH gốc, các sổ BHXH khác kèm đầy đủ các tờ rời.
- Phiếu yêu cầu gộp sổ (nếu có)
Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Thời hạn cấp sổ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 29 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
"Điều 29. Cấp sổ BHXH
1. Cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
3. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định."
Quyền và trách nhiệm của NLĐ đối với sổ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 và khoản 2, khoản 3 Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về quyền và trách nhiệm của NLĐ đối với sổ BHXH như sau:
"Điều 18. Quyền của người lao động
[...] 2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội. [...]
Điều 19. Trách nhiệm của người lao động
[...] 2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?