Người lao động có được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không? Quy định của pháp luật về vấn đề nói trên như thế nào?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những trường hợp dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019. Theo đó, đây là quyền của người lao động và cả người sử dụng lao động khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thỏa thuận.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo pháp luật hiện nay, người lao động có thể tự do đơn phương chấm dứt hợp đồng với bất kỳ lý do nào. Tuy nhiên, để hạn chế những sai phạm, khó khăn cho phía người sử dụng lao động, khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 có đặt ra những quy định về thời hạn báo trước. Cụ thể như sau:
+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ
Như vậy, tùy thuộc vào loại hợp đồng cụ thể, pháp luật đặt ra những quy định về thời hạn khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước. Cụ thể căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, có các trường hợp như sau:
+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng luật thì sẽ có được những quyền lợi gì?
Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật sẽ giúp các bên thực hiện được mong muốn kết thúc quan hệ lao động mà vẫn nhận được quyền lợi chính đáng và giảm bớt trách nhiệm phải thực hiện.
Pháp luật luôn dành sự quan tâm đến đối tượng người lao động, chính vì vậy, ngay cả khi kết thúc hợp đồng lao động đúng luật. Người lao động vẫn có thể được hưởng những quyền lợi nhất định. Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, có những quyền lợi như sau:
+ Được nhận trợ cấp thôi việc trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày làm việc liên tục.
+ Được thanh toán tiền lương và các quyền lợi khác.
+ Được xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và nhận lại giấy tờ khác.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động bàn giao lại công việc và thanh toán những khoản tiền mà còn nợ doanh nghiệp.
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Về phía người lao động, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định về thời hạn báo trước (trừ những trường hợp không cần phải báo trước), thì sẽ được cho là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Theo đó căn cứ theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2019, người lao động buộc phải thực hiện những nghĩa vụ sau:
+ Không được trợ cấp thôi việc.
+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định đối với hợp đồng đào tạo nghề.
Tóm lại, nếu không rơi vào những trường hợp không phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn buộc phải đảm bảo về thời hạn báo trước. Điều này giúp bạn không phải thực hiện những nghĩa vụ pháp lý không đáng có như đã trình bày trên đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?