Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân với quà tặng là lồng đèn trung thu nhân dịp Tết Trung thu?

Lồng đèn trung thu chạy pin có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân với quà tặng là lồng đèn trung thu mà doanh nghiệp tặng hay không theo quy định?

Lồng đèn trung thu chạy pin có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng?

Lòng đèn trung thu chạy pin được xác định là đồ chơi cho trẻ em.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có quy định về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng như sau:

Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 2016 và khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 về đối tượng không chịu thuế thì không quy định lồng đèn trung thu hay đồ chơi cho trẻ em thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng cho nên lòng đèn trung thu thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, theo khoản 14 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định về thuế suất 5% như sau:

Thuế suất 5%
...
14. Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 15 Điều 4 Thông tư này.
...

Như vậy từ các căn cứ trên, thì lồng đèn trung thu chạy bằng pin là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 5%.

Lồng đèn trung thu chạy pin có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Người lao động có phải đóng thuế TNCN với quà tặng là lồng đèn trung thu?

Lồng đèn trung thu chạy pin có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng? Người lao động có phải đóng thuế TNCN với quà tặng là lồng đèn trung thu? (Hình từ Internet).

Người lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân với quà tặng là lồng đèn Trung thu?

Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn khoản thu nhập từ nhận quà tặng phải chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
10. Thu nhập từ nhận quà tặng
Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
a) Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
c) Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ quà tặng là bất động sản hướng dẫn tại điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
d) Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.

Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp thực hiện tặng quà bằng hiện vật là lồng đèn trung thu cho nhân viên để tặng con chơi Trung thu không thuộc các trường hợp nêu trên thì không phải chịu thuế thu nhập cá nhân từ nhận quà tặng.

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Tết Trung thu hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ tết như sau:

Nghỉ lễ tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, chỉ có 06 ngày lễ, tết mà người lao động sẽ được nghỉ và hưởng nguyên lương bao gồm:

- Tết Dương lịch;

- Tết Âm lịch;

- Ngày Chiến thắng;

- Ngày Quốc tế lao động;

- Quốc khánh;

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Ngoài ra, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng tuần cụ thể như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày nghỉ hằng tuần sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thông thường thì ngày nghỉ hằng tuần sẽ được sắp xếp vào thứ 7, chủ nhật hoặc chỉ ngày chủ nhật.

Như vậy, Tết Trung thu không thuộc một trong những ngày lễ mà người lao động được nghỉ theo quy định.

Trường hợp Tết Trung thu rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày Tết Trung thu và ngược lại người lao động có lịch làm việc vẫn phải đi làm bình thường khi không rơi vào ngày này.

Thuế thu nhập cá nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân
Tết Trung thu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiền ăn giữa ca của người lao động là bao nhiêu? Tiền ăn giữa ca có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Hướng dẫn cách tra cứu thuế TNCN đã nộp đơn giản nhất? Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân là bao lâu?
Pháp luật
Hướng dẫn đề nghị hoàn thuế TNCN online nhanh chóng? Hoàn thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu quyết định khen thưởng cho nhân viên trong doanh nghiệp? Thưởng vàng cho nhân viên được không?
Pháp luật
Cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp nào? Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú?
Pháp luật
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì có được chia theo hàng thừa kế hay không?
Pháp luật
Công ty thưởng Tết cho nhân viên là hiện vật vàng, điện thoại thì tính thuế TNCN như thế nào?
Pháp luật
Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2025 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Khi tính thuế thu nhập cá nhân thì có giảm trừ tiền mua máy tính để làm tự do cho công ty hay không?
Pháp luật
Tiền thưởng có tính thuế TNCN không? Mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế thu nhập cá nhân
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
437 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế thu nhập cá nhân Tết Trung thu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuế thu nhập cá nhân Xem toàn bộ văn bản về Tết Trung thu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào