Người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại văn phòng đại diện không? Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?
Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những chế độ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo quy định trên, bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Tham gia bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động có thể tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại văn phòng đại diện không?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kem theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội theo địa bàn như sau:
Phương thức đóng theo quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Như vậy, về nguyên tắc, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đơn vị có trụ sở chính; đối với người lao động làm việc tại chi nhánh thì có thể lựa chọn đóng tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không quy định đối với các văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng bảo hiểm xã hội tại địa bàn đó hoặc đóng tại công ty mẹ.
Đồng nghĩa, người lao động làm việc tại văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Nhưng thực chất là ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp, nên người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở chính, chứ không được tham gia bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đặt văn phòng đại diện.
Quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về quyền của người lao động như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động có những quyền được quy định tại Điều 18 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?