Người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính thế nào?
- Người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính thế nào?
- Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm là bao nhiêu ngày?
- Người lao động phải nghỉ việc để điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không?
Người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính thế nào?
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).
4. Trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động thì thời gian ốm đau, tai nạn trùng với thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương không được tính hưởng trợ cấp ốm đau; thời gian nghỉ việc do bị ốm đau, tai nạn ngoài thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định.
5. Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của năm nào tính vào thời gian hưởng chế độ ốm đau của năm đó.
Người lao động có thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ cuối năm trước sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thì thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm là bao nhiêu ngày?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
...
Như vậy, trường hợp người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định cụ thể như sau:
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau là 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau là 50 ngày nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau là 70 ngày nếu đã đóng bảo hiểm từ đủ 30 năm trở lên.
Người lao động phải nghỉ việc để điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có được hưởng chế độ ốm đau không?
Chế độ ốm đau đối với trường hợp người lao động phải nghỉ việc để điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
...
2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất.
b) Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động phải nghỉ việc để điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì không được giải quyết chế độ ốm đau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?