Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày khi anh, chị, em ruột mất?
- Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày khi anh, chị, em ruột mất?
- Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì mỗi ngày được nghỉ bao nhiêu phút trong thời gian làm việc?
- Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là người cao tuổi thì có được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian không?
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày khi anh, chị, em ruột mất?
Người lao động nghỉ không hưởng lương được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động và thông báo hàng năm của BHTGVN.
2. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
3. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều này, người lao động có trách nhiệm làm đơn xin nghỉ và thông báo cho người quản lý lao động trực tiếp biết để bố trí lao động thay thế.
4 . Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp có anh, chị, em ruột mất thì người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động trực tiếp biết để bố trí lao động thay thế.
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được nghỉ không hưởng lương bao nhiêu ngày khi anh, chị, em ruột mất? (Hình từ Internet)
Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì mỗi ngày được nghỉ bao nhiêu phút trong thời gian làm việc?
Lao động nữ nuôi con được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Một số quy định riêng về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động nữ, lao động cao tuổi.
...
2. Không bố trí lao động nữ có thai từ tháng thứ 07 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ hoặc đi công tác xa.
3. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
4. Người lao động nữ trong thời gian kinh nguyệt được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương.
5. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương.
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là người cao tuổi thì có được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian không?
Chế độ làm việc không trọn thời gian được quy định tại khoản 7 Điều 10 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Một số quy định riêng về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đối với lao động nữ, lao động cao tuổi.
...
5. Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại là 06 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. Hết thời gian nghỉ thai sản người lao động có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
6. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 5, Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
7. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất một giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian và vẫn hưởng nguyên lương.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là người cao tuổi thì được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian và vẫn hưởng nguyên lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?