Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày thì bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải?
- Người lao động gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào thì bị sa thải?
- Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày thì bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải?
- Cùng một hành vi vi phạm kỷ luật thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động hay không?
Người lao động gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào thì bị sa thải?
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật sa thải được quy định tại Điều 25 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật cấp độ 3 (Sa thải)
...
7. Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, bao gồm những hành vi sau:
a) Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc, làm sai lệch sổ sách, chứng từ hoặc các hành vi khác (không do sơ suất) gây thiệt hại về tài sản của BHTGVN từ 5 triệu đồng trở lên, hoặc làm mất uy tín của BHTGVN.
b) Lợi dụng chức vụ quyền hạn để lấy tài sản của BHTGVN từ 5 hiệu đồng trở lên.
c) Giả mạo chữ ký của cấp có thẩm quyền và dấu của BHTGVN.
d) Cố tình làm sai lệch hoặc gian dối trong việc cung cấp chứng cứ, hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại cho người sử dụng lao động.
đ) Lợi dụng uy tín, vị trí công tác để vay, mượn đối với các cá nhân, tổ chức trong hoặc ngoài BHTGVN gây tranh chấp, khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại đơn vị, ảnh hưởng đến uy tín của BHTGVN.
8. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
...
Như vậy, theo quy định, người lao động có thể bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải nếu có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, bao gồm những hành vi sau:
(1) Thiếu trách nhiệm khi thực hiện công việc, làm sai lệch sổ sách, chứng từ hoặc các hành vi khác (không do sơ suất) gây thiệt hại về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ 5 triệu đồng trở lên, hoặc làm mất uy tín của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
(2) Lợi dụng chức vụ quyền hạn để lấy tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ 5 hiệu đồng trở lên.
(3) Giả mạo chữ ký của cấp có thẩm quyền và dấu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
(4) Cố tình làm sai lệch hoặc gian dối trong việc cung cấp chứng cứ, hồ sơ tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật hoặc giải quyết khiếu nại cho người sử dụng lao động.
(5) Lợi dụng uy tín, vị trí công tác để vay, mượn đối với các cá nhân, tổ chức trong hoặc ngoài Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gây tranh chấp, khiếu kiện, làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc tại đơn vị, ảnh hưởng đến uy tín của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Người lao động gây thiệt hại về tài sản, lợi ích của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam như thế nào thì bị sa thải? (Hình từ Internet)
Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tự ý bỏ việc bao nhiêu ngày thì bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải?
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật sa thải được quy định tại Điều 25 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Những hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật cấp độ 3 (Sa thải)
...
8. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn;
b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì có thể bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm:
(1) Do thiên tai, hỏa hoạn;
(2) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cùng một hành vi vi phạm kỷ luật thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động hay không?
Việc xử lý kỷ luật người lao động được quy định tại Điều 26 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:
Nguyên tắc, trình tự xử lý vi phạm kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
...
Theo quy định thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Như vậy, cùng một hành vi vi phạm kỷ luật thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?