Người lao động đang làm việc ở công ty bị mệt mỏi, ngất xỉu thì có được xem là tai nạn lao động không?
Người lao động đang làm việc ở công ty bị mệt mỏi, ngất xỉu thì có được xem là tai nạn lao động không?
Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có định nghĩa tai nạn lao động như sau:
"Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động."
Nếu người lao động đơn thuần bị ngất thì đây không phải tai nạn lao động, vì bản chất của nó không phải là tai nạn (tức là sự cố xảy ra, nằm ngoài mong muốn của người lao động, gây tổn thương cho bộ phận, chức năng nào đó của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động).
Tuy nhiên, nếu việc ngất xỉu có dẫn đến gây tai nạn, ví dụ: Người lao động làm việc trên cao, nhưng do ngất xỉu nên ngã xuống, gãy chân; hoặc do ngất xỉu khi đang vận hành máy móc nên làm tổn thương đến bộ phận nào đó trên cơ thể... Những tổn thương này làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được xem là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động
Quy định về quyền lợi khi bị tai nạn lao động được áp dụng với những đối tượng nào?
Chế độ của người bị tai nạn lao động bao gồm:
- Chế độ từ người sử dụng lao động: xem Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Chế độ từ cơ quan BHXH (hay còn gọi là chế độ trợ cấp tai nạn lao động): Tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động gây ra, người lao động được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định từ Điều 48 - Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Lưu ý:
Tại Điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về những trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
"Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này."
Bên cạnh đó, tại Điều 45 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
"Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này."
Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động
Nguyên tắc thực hiện chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Điều 41 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015:
"1. Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là quỹ thành phần của Quỹ bảo hiểm xã hội; việc đóng, hưởng, quản lý và sử dụng quỹ thực hiện theo quy định của Luật này và Luật bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động và do người sử dụng lao động đóng.
3. Mức hưởng trợ cấp, mức hỗ trợ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính trên cơ sở mức suy giảm khả năng lao động, mức đóng và thời gian đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?