Người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng thì công ty có cần hỗ trợ về chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng này và chi trả tiền lương không?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề được quy định như thế nào?
- Người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng thì công ty có cần hỗ trợ về chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng này và chi trả tiền lương không?
- Nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sau khi được đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề
1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
Người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng thì công ty có cần hỗ trợ về chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng này và chi trả tiền lương không?
Người lao động đi đào tạo, bồi dưỡng thì công ty có cần hỗ trợ về chi phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng này và chi trả tiền lương không?
Căn cứ Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải được làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản. Nội dung của hợp đồng bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 62 nêu trên.
Như vậy, nếu công ty bạn có dự định muốn đưa người này đi đào tạo để phục vụ, làm việc cho công ty thì chi phí cho việc đào tạo, bao gồm cả tiền lương, tiền công sẽ do công ty bạn chi trả.
Nếu người lao động đó tự ý muốn được tự học đào tạo, nâng cao trình độ thì tình huống này không có quy định hướng dẫn cụ thể. Theo đó, chi phí về việc học thì công ty bạn không có trách nhiệm chi trả mà có thể thỏa thuận với người lao động.
Đối với tiền lương thì công ty bạn xem xét yếu tố thực tế với người lao động. Trong trường hợp người lao động vừa đi đào tạo, vừa có thể làm việc cho công ty thì vẫn được trả lương.
Tải về mẫu hợp đồng đào tạo nghề mới nhất 2023: Tại Đây
Nghĩa vụ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sau khi được đào tạo, bồi dưỡng là gì?
Căn cứ Điều 39 Bộ luật Lao động 2019 quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật Lao động 2019 là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 40 nêu trên.
Trong trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng đào tạo nghề thì khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động có nghĩa vụ hoàn trả cho người sử dụng lao động toàn bộ chi phí đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?