Người lao động đi xuất khẩu lao động có cần phải trả tiền môi giới cho trung tâm môi giới không?
Muốn đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài cần chú ý những điều kiện gì?
*Đối với người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thông qua doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài:
Căn cứ theo Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài như sau:
Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.
3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.
5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.
6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, để đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài thông qua các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài thì người lao động cần đáp ứng những điều sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài dựa trên tinh thần tự nguyện;
- Đáp ứng được điều kiện về sức khỏe của pháp luật Việt Nam và bên tiếp nhận lao động ở nước ngoài;
- Đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn đối với nghề và các yêu cầu của bên tiếp nhận lao động ở nước ngoài;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng và có giấy chứng nhận;
- Không thuộc trường hợp không thể xuất cảnh theo pháp luật Việt Nam.
* Đối với người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân
Căn cứ theo Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết như sau:
Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
1. Các điều kiện quy định tại các khoản 1,2,3,4 và 6 Điều 44 của Luật này.
2. Có hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
Theo đó, người đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng cá nhân cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Việc đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài dựa trên tinh thần tự nguyện;
- Đáp ứng được điều kiện về sức khỏe của pháp luật Việt Nam và bên tiếp nhận lao động ở nước ngoài;
- Đáp ứng được yêu cầu về ngoại ngữ, trình độ chuyên môn đối với nghề và các yêu cầu của bên tiếp nhận lao động ở nước ngoài;
- Không thuộc trường hợp không thể xuất cảnh theo pháp luật Việt Nam;
- Có hợp đồng lao động trực tiếp giao kết;
- Có văn bản xác nhận việc đăng ký hợp đồng lao động của cơ quan có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động thường trú.
Xuất khẩu lao động (Hình từ Internet)
Người lao động đi xuất khẩu lao động có cần trả tiền môi giới cho trung tâm môi giới không?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 7 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
8. Thu tiền môi giới của người lao động.
...
Theo đó, một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là thu tiền môi giới của người lao động. Cũng đồng nghĩa với việc người lao động không có nghĩa vụ phải trả tiền môi giới cho trung tâm môi giới.
Đây là hành vi trái pháp luật và có hình thức xử phạt theo quy đinh của pháp luật như sau:
Căn cứ theo khoản 6 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể là:
Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi vi phạm đối với mỗi người lao động nhưng không quá 200.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động chuẩn bị nguồn lao động hoặc tuyển chọn người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để thu tiền của người lao động trái pháp luật.
...
Theo đó, đối với việc thu tiền môi giới của người lao động thì cứ mỗi người lao động bị thu tiền môi giới, doanh nghiệp dịch vụ sẽ bị phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng nhưng không vượt quá 200.000.000 đồng.
Khi hết hạn hợp đồng mà người lao động không về nước sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt đối với vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác như sau:
Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Như vậy, hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi hết hạn hợp đồng sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?