Người lao động đi xuất khẩu lao động thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có bị mất đi không? Có thể bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
- Người lao động nghỉ việc tại công ty hiện tại để chờ đi xuất khẩu lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
- Người lao động đi xuất khẩu lao động thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có bị mất đi không?
- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp để nhận được trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?
- Người lao động có thể bao lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ thời gian nhận lương hưu sau này không?
Người lao động nghỉ việc tại công ty hiện tại để chờ đi xuất khẩu lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết."
Như vậy, đối với trường hợp nghỉ việc tại công ty hiện tại để chuẩn bị đi xuất khẩu lao động của bạn thì thuộc một trong các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp dù bạn có đáp ứng được các điều kiện về chấm dứt hợp đồng hay đủ thời gian tham gian tham gia trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người lao động đi xuất khẩu lao động thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp có bị mất đi không?
Người lao động đi xuất khẩu lao động
Căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng như sau:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức."
Từ quy định pháp luật vừa nêu trên thì khi bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại thời bạn nghỉ việc ở công ty để chờ đi xuất khẩu lao động thì thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà bạn tham gia vẫn được bảo lưu và cộng dồn cho lần hưởng sau khi bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp để nhận được trợ cấp thất nghiệp là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian tham gia để hưởng được trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
Như vậy, nếu muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi hết thời hạn xuất khẩu lao động thì bạn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất từ đủ 12 tháng trong khoảng thời gian 24 tháng hoặc 36 tháng làm việc tuỳ theo loại HĐLĐ bạn kí với công ty. Bên cạnh đó bạn phải đáp đủ các điều kiện còn lại theo quy định Điều 49 Luật Việc làm năm 2013.
Người lao động có thể bao lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ thời gian nhận lương hưu sau này không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định như sau:
"Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần."
Căn cứ vào quy định trên thì bạn có thể bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của mình. Sau khi hết thời hạn hợp đồng lao động ở nước ngoài và quay về nước bạn có thể tham gia lại bảo hiểm xã hội như bình thường., thời gian tham gia trước đó sẽ được cộng dồn cho lần bạn tham gia lại bảo hiểm xã hội tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?