Người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi không?
- Những trường hợp nào người lao động được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp?
- Người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi không?
- Tiền lương dùng làm căn cứ tính trợ cấp đối với chính sách cho người lao động dôi dư do cổ phần hóa doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Những trường hợp nào người lao động được hưởng chính sách đối với người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:
1. Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.
2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
5. Giải thể, phá sản.
Theo đó người lao động được hưởng chính sách khi cổ phần hóa doanh nghiệp là những người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm:
+ Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;
+ Công ty mẹ của tổng công ty nhà nước;
+ Công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
+ Công ty độc lập.
khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi không? (Hình từ Internet)
Người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp có được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi không?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002
Người lao động dôi dư quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:
1. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;
c) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và Điều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
...
Như vậy, đối với người lao động dôi dư khi cổ phần hóa doanh nghiệp được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chính về nghỉ hưu trước tuổi như sau:
- Trường hợp người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định hiện hành và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu.
- Trường hợp người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định hiện hành và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ.
Tiền lương dùng làm căn cứ tính trợ cấp đối với chính sách cho người lao động dôi dư do cổ phần hóa doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 97/2022/NĐ-CP như sau:
Tiền lương làm căn cứ tính chế độ
1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
2. Mức lương tối thiểu tháng tính bình quân quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định này được xác định bằng bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.
...
Như vậy, tiền lương dùng làm căn cứ tính trợ cấp đối với chính sách cho người lao động dôi dư do cổ phần hóa doanh nghiệp được quy định là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?