Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
- Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân thì cần phải làm gì?
- Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân khi chẩn đoán lâm sàng sẽ có những triệu chứng nào?
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 20 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư này.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán giám định đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân thì cần phải làm gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT, số thứ tự Điều này được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định như sau:
Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được:
a) Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
b) Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
c) Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
2. Một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.
3. Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân thì cần phải:
- Hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó;
- Điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời;
- Điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
Người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân khi chẩn đoán lâm sàng sẽ có những triệu chứng nào?
Căn cứ theo Mục 7 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Toàn thân
Có thể có: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh thực vật.
7.1.2. Biểu hiện đau thắt lưng
Có thể có:
- Mức độ đau thắt lưng: Rất đau (đau khó chịu vùng thắt lưng, đi lại sinh hoạt bị hạn chế, cần người khác giúp đỡ);
- Tần số đau thắt lưng: Xuất hiện nhiều hơn 5 lần/năm;
- Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng: Từ 15 ngày trở lên trong một năm;
- Dấu hiệu Lasègue: Dương tính;
- Điểm đau Valleix: Dương tính;
- Nghiệm pháp SchÖber (đo độ giãn cột sống thắt lưng): Dương tính.
7.1.3. Các triệu chứng khác có thể có
- Ợ hơi, ợ chua, đầy chướng bụng, đau vùng thượng vị;
- Tiểu buốt, dắt, bí tiểu, nước tiểu đục, đỏ.
...
Như vậy, người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân khi chẩn đoán lâm sàng sẽ có những triệu chứng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?