Người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải nộp tiền tạm ứng án phí không?
- Người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải nộp tiền tạm ứng án phí không?
- Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
- Ai có quyền xem xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí sau khi thụ lý vụ án?
Người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải nộp tiền tạm ứng án phí không?
Những trường hợp người lao động được miễn nộp tiền tạm ứng án phí được quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án
1. Những trường hợp sau đây được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí:
a) Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
b) Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
c) Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
d) Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
đ) Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.
2. Những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết này.
3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp.
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì được miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì có phải nộp tiền tạm ứng án phí không? (Hình từ Internet)
Đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gồm những gì?
Theo quy định, đối tượng thuộc trường hợp được miễn tiền tạm ứng án phí khi đề nghị được miễn nộp tiền phải có đơn đề nghị nộp cho Tòa án có thẩm quyền kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn.
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định, trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì trong đơn đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí phải có các nội dung sau đây:
(1) Ngày, tháng, năm làm đơn;
(2) Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn;
(3) Lý do và căn cứ đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Ai có quyền xem xét đơn đề nghị miễn tiền tạm ứng án phí sau khi thụ lý vụ án?
Thẩm quyền cho phép được miễn nộp tiền tạm ứng án phí được quy định tại Điều 15 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Thẩm quyền miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí
1. Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm.
2. Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí của bị đơn có yêu cầu phản tố, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án.
3. Thẩm phán được Chánh án Tòa án cấp sơ thẩm phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí phúc thẩm.
4. Trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét miễn, giảm án phí cho đương sự có yêu cầu.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí và tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm, Tòa án thông báo bằng văn bản về việc miễn, giảm hoặc không miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí. Trường hợp không miễn, giảm thì phải nêu rõ lý do.
...
Như vậy, theo quy định, sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn nộp tiền tạm ứng án phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?