Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ nào?
- Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ nào?
- Điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm là bao lâu?
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ nào?
Theo quy định, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu trường hợp sau:
- Có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí và tử tuất.
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng những chế độ nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định thế nào?
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ ốm đau
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thì người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được hưởng chế độ ốm đau nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Lưu ý: Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
(2) Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm là bao lâu?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau:
Chế độ ốm đau
...
2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
a) Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
...
Như vậy, theo quy định, thời gian hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc trong điều kiện bình thường đã đóng bảo hiểm xã hội được 5 năm tối đa là 30 ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?