Người lao động là người khuyết tật thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định hay không?
- Người lao động là người khuyết tật thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định hay không?
- Người lao động là người khuyết tật thì cần đáp ứng những điều kiện gì để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
- Người lao động là người khuyết tật được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là bao nhiêu?
- Thời hạn vay vốn đối với người lao động là người khuyết tật là bao lâu?
Người lao động là người khuyết tật thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định hay không?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định thì người lao động là đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Đồng thời, trường hợp người lao động là người bị khuyết tật thì còn được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn người lao động bình thường.
Do đó trong trường hợp này mặc dù bị khuyết tật nhưng anh trai bạn vẫn có thể vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm và được vay với mức lãi suất thấp hơn những người lao động bình thường khác.
Người lao động là người khuyết tật thì có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động là người khuyết tật thì cần đáp ứng những điều kiện gì để được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện vay vốn như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Như vậy, theo quy định, người lao động là người khuyết tật được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
(2) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
(3) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Người lao động là người khuyết tật được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) quy định về mức vay như sau:
Mức vay
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 01 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm.
2. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng.
3. Mức vay cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, theo quy định, đối với người lao động là người khuyết tật thì được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức vay tối đa là là 100 triệu đồng.
Mức vay cụ thể sẽ do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Thời hạn vay vốn đối với người lao động là người khuyết tật là bao lâu?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 61/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2019/NĐ-CP) Thời hạn vay vốn như sau:
Thời hạn vay vốn
Thời hạn vay vốn tối đa 120 tháng. Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Như vậy, theo quy định, thời hạn vay vốn đối với người lao động là người khuyết tật tối đa là 120 tháng.
Thời hạn vay vốn cụ thể do Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét căn cứ vào nguồn vốn, chu kỳ sản xuất, kinh doanh, khả năng trả nợ của đối tượng vay vốn để thỏa thuận với đối tượng vay vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?