Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp theo quy định pháp luật?
- Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn tỷ lệ giám định tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh rung toàn thân nghề nghiệp?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp?
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT về bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 21 ban hành kèm theo Thông tư này.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư này.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 23 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Đồng thời, căn cứ Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT hướng dẫn về chuẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh rung toàn thân thì người lao động làm các công việc sau có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp:
- Lái xe có trọng tải lớn;
- Điều khiển máy thi công cơ giới như máy kéo, máy đào, máy xúc, xe nâng, xe lu;
- Vận hành máy móc và thiết bị công nghiệp: giàn cần cẩu, máy nghiền, giàn khoan dầu khí;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với rung cơ học tác động toàn thân.
Người lao động làm các công việc nào có thể bị bệnh rung toàn thân do nghề nghiệp theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet).
Hướng dẫn tỷ lệ giám định tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh rung toàn thân nghề nghiệp?
Căn cứ mục 9 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT hướng dẫn giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với người lao động bị bệnh rung toàn thân nghề nghiệp như sau:
TT | Mức độ tổn thương - Dấu hiệu đánh giá | Tỷ lệ (%) |
1. | Đau thắt lưng | 11 - 15 |
1.1. | Mức độ 1: a) Rất đau (đau khó chịu vùng thắt lưng, đi lại sinh hoạt bị hạn chế, cần người khác giúp đỡ). b) Xuất hiện 5 lần trong một năm. c) Phải nghỉ việc trung bình trên 15 ngày trong một năm. d) Nghiệm pháp SchÖber (dương tính) và nhỏ hơn hoặc bằng 3cm. | |
1.2. | Mức độ 2 a) Đau bất động (đau không dám thay đổi tư thế, kiểu đau thần kinh tọa - lan xuống gối) hoặc đau dữ dội (nằm yên vẫn đau). b) Xuất hiện liên tục. c) Nghỉ việc trung bình trên 30 ngày trong một năm. d) Nghiệm pháp SchÖber (dương tính) và nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm. | 16 - 20 |
2. | Có hình ảnh tổn thương thân đốt sống thắt lưng: Thoái hóa, hoặc lõm thấu kính hoặc hình thang hoặc xẹp, hoặc lún thân đốt sống, (trong độ tuổi Nam < 55 tuổi; Nữ < 50 tuổi). | |
2.1. | Thoái hóa cột sống | |
2.1.1. | Thoái hóa một đến hai đốt sống | |
2.1.1.1. | Mức độ nhẹ (Có đầy đủ các triệu chứng lâm sàng nhưng chưa có biểu hiện rõ trên phim Xquang) | 1 - 3 |
2.1.1.2. | Mức độ vừa (Phim Xquang có hình ảnh: phì đại xương hoặc gai xương ở rìa khớp hoặc hẹp khe khớp không đồng đều hoặc đậm đặc xương dưới sụn) | 6 - 10 |
2.1.1.3. | Mức độ nặng (Phim Xquang có hình ảnh như mục 2.1.1.2 và có tổn thương như: hốc ở đầu xương hoặc hẹp lỗ liên hợp) | 16 - 20 |
2.1.2. | Thoái hóa từ ba đốt sống trở lên | |
2.1.2.1. | Mức độ nhẹ | 6 - 10 |
2.1.2.2. | Mức độ vừa | 16 - 20 |
2.1.2.3. | Mức độ nặng | 26 - 30 |
2.2. | Lún, xẹp thân đốt sống | |
2.2.1. | Ở một thân đốt sống | |
2.2.1.1. | Một phần thân đốt sống | 16 - 20 |
2.2.1.2. | Cả thân đốt sống | 21 - 25 |
2.2.2. | Hai thân đốt sống | 26 - 30 |
2.2.3. | Ba thân đốt sống | 36 - 40 |
2.2.4. | Trên ba thân đốt sống | 41 - 45 |
3. | Thoát vị đĩa đệm | |
3.1. | Thoát vị đĩa đệm không gây hẹp ống sống | |
3.1.1. | Một ổ | 5 - 9 |
3.1.2. | Hai ổ | 11 - 15 |
3.1.3. | Từ ba ổ trở lên | 21 - 25 |
3.2. | Thoát vị đĩa đệm gây hẹp ống sống, lỗ đốt sống, chưa tổn thương thần kinh | |
... | ... |
Xem đầy đủ Bảng hướng dẫn giám định tại đây: Tải về
Người sử dụng lao động có trách nhiệm như thế nào đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp như sau:
(1) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
(2) Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị bệnh nghề nghiệp như sau:
+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
(3) Trả đủ tiền lương cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
(4) Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
- Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(5) Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
(6) Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
(7) Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
(8) Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
(9) Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?