Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ trong giờ làm việc bao nhiêu tiếng một ngày?
- Ca làm việc của người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí là bao nhiêu tiếng?
- Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ trong giờ làm việc bao nhiêu tiếng một ngày?
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với thời gian làm việc của người lao động?
Ca làm việc của người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí là bao nhiêu tiếng?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về định nghĩa về ca làm việc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ca làm việc là khoảng thời gian làm việc của người lao động bao gồm: thời giờ làm việc tại địa điểm làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.
2. Phiên làm việc là tổng số ngày làm việc liên tục của người lao động theo một ca làm việc từ khi có mặt đến khi rời khỏi cơ sở sản xuất, không bao gồm thời gian đi đường.
3. Thời giờ làm việc tại địa điểm làm việc của người lao động bao gồm thời gian làm việc trực tiếp và thời gian nghỉ giải lao trong giờ làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Lao động.
Theo đó, ca làm việc của người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí là khoảng thời giờ làm việc tại địa điểm làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ làm việc.
Thời gian trong một ca làm việc của người lao động được quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định như sau:
Thời giờ làm việc
Người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí làm việc theo ca và phiên làm việc, cụ thể như sau:
1. Ca làm việc không quá 12 giờ trong 01 ngày.
2. Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Như vậy, thời gian làm việc trong một ca của người lao động công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, trong một ca làm việc của người lao động thì thời gian làm việc không được quá 12 tiếng/ngày.
Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ trong giờ làm việc bao nhiêu tiếng một ngày? (Hình từ Internet)
Người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí được nghỉ trong giờ làm việc bao nhiêu tiếng một ngày?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về việc nghỉ trong giờ làm việc như sau:
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Nghỉ trong giờ làm việc tuân thủ quy định tại Điều 109 Bộ luật Lao động.
2. Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Dẫn chiếu Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc nghỉ trong giờ làm việc như sau:
Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
2. Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Theo đó, nếu người lao động làm công việc bảo dưỡng hệ thống đường ống phân phối khí làm việc từ 06 giờ trở lên thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục.
Trường hợp phải làm việc vào ban đêm thì sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục..
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
Lưu ý: Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì đối với thời gian làm việc của người lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2022/TT-BCT quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc của người lao động trong Nội quy lao động và thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
2. Hàng năm, trước ngày 15 tháng 01 báo cáo Bộ Công Thương tình hình thực hiện Thông tư này và báo cáo đột xuất trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đối với thời gian làm việc của người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể ca làm việc và phiên làm việc của người lao động trong Nội quy lao động.
Đồng thời, phải thông báo cho người lao động trước khi đến làm việc theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?