Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được nghỉ theo chế độ thì người sử dụng lao động có phải chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ nữa không?
- Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được nghỉ theo chế độ thì người sử dụng lao động có phải chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ nữa không?
- Sau khi khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thì người lao động sẽ được nhận kết quả sau bao nhiêu ngày?
- Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm những nội dung nào?
Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được nghỉ theo chế độ thì người sử dụng lao động có phải chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ nữa không?
Căn cứ Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về hồ sơ khám định kỳ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
2. Trường hợp người lao động đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã thôi việc, nghỉ việc, nghỉ chế độ thì người lao động tự chuẩn bị hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Hồ sơ khám định kỳ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động
- Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Sau khi khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thì người lao động sẽ được nhận kết quả sau bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về quy trình khám định kỳ đối với người lao động mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
...
Như vậy, sau khi kết thúc đợt khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
...
2. Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Dẫn chiếu Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ở người lao động như sau:
Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
...
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.
Theo đó, nôi dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp cho người lao động bao gồm những nội dung sau:
- Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;
- Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định của pháp luật
- Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định pháp luật.
- Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.
Ngoài ra, nội dung khám còn phải được thực hiện tùy theo bệnh nghề nghiệp mà người lao động mắc phải được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu lấy ý kiến trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần mới nhất?
- Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về cải cách hành chính và chuyển đổi số thành phố Thuận An Tuần 3 Đề 1?
- Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc nào? Số bổ sung cân đối ngân sách nhà nước là gì?
- Mẫu kế hoạch phát triển đảng viên của chi bộ mới nhất? Phát triển đảng viên là nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ?
- Ai có quyền bãi bỏ thiết quân luật? Bãi bỏ thiết quân luật khi nào? Biện pháp đặc biệt được áp dụng khi thi hành thiết quân luật?