Người lao động mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đồng được nghỉ tối đa bao nhiều ngày để điều trị bệnh?
Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng là gì? Có thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày?
Bệnh Wilson hay còn gọi là bệnh rối loạn chuyển hóa đồng, là một bệnh di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường, do đột biến gen ATP7B trên cánh dài nhiễm sắc thể số 13 (13q14.3) gây ra, dẫn đến tích tụ đồng trong các mô khác nhau của cơ thể, đặc biệt là gan, não và giác mạc của mắt.
Bệnh Wilson (Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng) đang tiến triển và nếu không được điều trị, có thể gây ra các bệnh về gan, rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương, thậm chí là tử vong.
Theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định như sau:
Theo quy định nêu trên thì Bệnh Wilson (Bệnh rối loạn chuyển hóa đồng) người thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.
Người lao động mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đồng được nghỉ tối đa bao nhiều ngày để điều trị bệnh? (Hình từ Internet)
Người lao động mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đồng được nghỉ tối đa bao nhiều ngày để điều trị bệnh?
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Như vậy, trong trường hợp người lao động mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đồng thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) để điều trị bệnh.
Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau mà người lao động vẫn tiếp tục điều trị bệnh rối loạn chuyển hóa đồng thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc rối loạn chuyển hóa đồng được tính thế nào?
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc rối loạn chuyển hóa đồng được tính theo công thức được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) như sau:
(1) Mức hưởng trong thời gian 180 ngày đầu:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ x 75% x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
(2) Mức hưởng trong thời gian nghỉ vượt quá 180 ngày do cần tiếp tục điều trị thêm:
* Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 65% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
* Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 đến dưới 30 năm:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 55% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau
* Trường hợp đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm:
Mức hưởng chế độ ốm đau dài ngày = 50% x Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Lưu ý:
+ Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề.
+ Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng = (Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/ 24 ngày) x Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) x Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó:
- Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại điểm a khoản này.
- Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?