Người lao động nghỉ ốm đau hơn 01 tháng thì có phải đóng đoàn phí công đoàn không? Trường hợp nào đã tham gia công đoàn nhưng không phải đóng đoàn phí?
Mức đóng đoàn phí công đoàn của người lao động làm việc tại doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định về đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí như sau:
"2. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối): mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
3. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối); Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định; Liên hiệp hợp tác xã; Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam; Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
4. Các công đoàn cơ sở tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được thu đoàn phí công đoàn của đoàn viên hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên) hoặc quy định mức thu cao hơn 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nếu được Ban Chấp hành công đoàn cơ sở mở rộng (từ tổ trưởng công đoàn trở lên) đồng ý bằng Nghị quyết, có văn bản và được quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của công đoàn cơ sở. Tiền đoàn phí công đoàn phần thu tăng thêm so với quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được để lại 100% cho công đoàn cơ sở bổ sung chi hoạt động theo đúng quy định; khi báo cáo quyết toán, công đoàn cơ sở phải tách riêng số tiền đoàn phí công đoàn tăng thêm theo mẫu quy định để có cơ sở tính số phải nộp về cấp trên."
Như vậy, tùy thuộc vào người lao động làm việc tại doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì việc xác định mức đoàn phí hằng tháng sẽ khác nhau, cụ thể:
- Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên);
- Còn đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước thì mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (khác với đoàn viên tại doanh nghiệp nhà nước thì được tính trên tiền lương thực lĩnh). Tuy nhiên, mức đóng này có thể thay đổi nếu đáp ứng điều kiện tại khoản 4 nêu trên.
Nghỉ ốm đau dài ngày thì có phải đóng đoàn phí không?
Người lao động nghỉ ốm đau hơn 01 tháng thì có phải đóng đoàn phí công đoàn không?
Căn cứ khoản 6 Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định như sau:
"6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí."
Như vậy, theo quy định trên những trường hợp sau đây dù đã tham gia công đoàn nhưng sẽ không phải đóng đoàn phí:
- Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí
- Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí
- Đoàn viên công đoàn nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian nghỉ việc đó không phải đóng đoàn phí.
Theo đó, dẫn chiếu đến trường hợp của vợ bạn vì điều trị bệnh nên đã xin nghỉ việc hơn 01 tháng và đang hưởng chế độ ốm đau (đây là một trong các chế độ của bảo hiểm xã hội) do đó trong thời gian hưởng chế độ ốm đau này vợ bạn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
Tài chính công đoàn được hình thành từ những nguồn nào?
Tại Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:
"Điều 26. Tài chính công đoàn
Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;
4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài."
Theo đó, ngoài nguồn thu từ đoàn phí công đoàn, tài chính công đoàn còn được hình thành từ các nguồn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?