Người lao động nước ngoài chuyển công ty làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải xuất cảnh để được bảo lãnh không?
Người lao động nước ngoài chuyển công ty làm việc tại Việt Nam có bắt buộc phải xuất cảnh để được bảo lãnh không?
Theo điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 có nêu:
"Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
[...]
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
[...]
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh."
Đối chiếu quy định trên, trường hợp của bạn hiện tại không có quy định nào về việc khi chuyển công ty làm việc thì buộc phải xuất cảnh.
Nếu bạn không còn có nhu cầu bảo lãnh thì công ty sẽ thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về vấn đề trên.
Theo thực tế thì người nước ngoài sẽ được cấp con dấu xuất cảnh khỏi Việt Nam với thời gian cụ thể. Trong khoảng thời gian này thì công ty mới bạn dự kiến làm việc sẽ tiến hành thủ tục bảo lãnh người nước ngoài như thông thường chứ không phải xuất cảnh.
Chỉ khi bạn không thực hiện bảo lãnh theo thời hạn của con dấu xuất cảnh thì lúc đó mới buộc xuất cảnh ra khỏi Việt Nam và làm lại các thủ tục từ đầu.
Lao động nước ngoài (Hình từ Internet)
Người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện nào?
Theo Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 có nêu về điều kiện như sau:
"Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác."
Theo đó, khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì người sử dụng lao động tại Việt Nam có quyền giao kết và sử dụng người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ cấp Giấy phép lao động khi người lao động nước ngoài chuyển nơi làm việc được quy định ra sao?
Theo điểm a khoản 9 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động
[...]
9. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:
a) Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm: giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc, các giấy tờ quy định tại khoản 1, 5, 6, 7, 8 Điều này và bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;
[..]"
Như vậy, trong hồ sơ sẽ yêu cầu bạn có thêm giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc. Không có yêu cầu nào về việc phải có sự đồng ý của công ty cũ thì mới có thể làm việc ở công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?