Người lao động sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được ký hợp đồng lao động thì xử lý hợp đồng đó như thế nào?
- Người lao động sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được ký hợp đồng lao động thì xử lý hợp đồng đó như thế nào?
- Công ty ký kết hợp đồng lao động yêu cầu nộp hồ sơ là bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ có được không?
- Công ty yêu cầu người lao động nộp bản chính chứng chỉ ngoại ngữ khi ký hợp đồng lao động thì có bị xử phạt không?
Người lao động sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được ký hợp đồng lao động thì xử lý hợp đồng đó như thế nào?
Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
...
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Trường hợp người lao động sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được ký hợp đồng lao động thì hành vi này được xem là hành vi gian dối, vi phạm nghiêm trọng quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với người lao động.
Theo đó, khi phát hiện sai phạm này của người lao động, công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ giả để được ký hợp đồng lao động thì xử lý hợp đồng đó như thế nào? (Hình từ Internet)
Công ty ký kết hợp đồng lao động yêu cầu nộp hồ sơ là bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ có được không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 về các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện khi giao kết hợp đồng như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi giao kết hợp đồng lao động không được thực hiện hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
Như vậy, khi công ty ký kết hợp đồng lao động với người lao động có thể yêu cầu người lao động nộp bản chính chứng chỉ ngoại ngữ nhưng không được giữ bản chính đó mà phải trả lại ngay cho người lao động.
Hiện nay đa số người sử dụng lao động đều yêu cầu cung cấp bản sao có chứng thực bằng cấp, chứng chỉ đối với các hồ sơ xin việc.
Công ty yêu cầu người lao động nộp bản chính chứng chỉ ngoại ngữ khi ký hợp đồng lao động thì có bị xử phạt không?
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi giữ bản chính chứng chỉ ngoại ngữ của người lao động được quy định tại điểm a khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
…
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
…
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
…
Theo đó, hành vi giữ bản chính chứng chỉ ngoại ngữ của người lao động khi giao kết hợp đồng hoặc thực hiện hợp đồng sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm nêu trên là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, trong trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ gấp đôi mức xử phạt của cá nhân vi phạm (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, nếu công ty yêu cầu người lao động nộp bản chính chứng chỉ ngoại ngữ và giữ chứng chỉ ngoại ngữ đó thì sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc trả lại chứng chỉ cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?