Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quyền ngừng đóng góp bất kỳ lúc nào mình muốn hay không?
- Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quyền ngừng đóng góp bất kỳ lúc nào mình muốn hay không?
- Khi tham gia chương trình hưu trí người lao động cần tuân thủ những quy định gì?
- Cá nhân không phải là người lao động khi tham gia chương trình hưu trí có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có quyền ngừng đóng góp bất kỳ lúc nào mình muốn hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, quyền của người lao động khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định như sau:
"Điều 11. Quyền và trách nhiệm của người lao động
1. Quyền của người lao động tham gia chương trình hưu trí:
a) Được tham gia và hưởng toàn bộ quyền lợi từ chương trình hưu trí theo quy định của Nghị định này;
b) Được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với Khoản đóng góp vào quỹ hưu trí theo mức quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
c) Quyết định mức và thời Điểm đóng góp, Điều chỉnh tăng, giảm, ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp theo quy định tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;
d) Lựa chọn, thay đổi chương trình hưu trí được quản lý bởi cùng 01 doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động hoặc lựa chọn, thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động trực tiếp tham gia chương trình hưu trí;
đ) Được cấp tài Khoản hưu trí cá nhân, được quyền truy cập thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân của mình; được chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang doanh nghiệp quản lý quỹ khác khi thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ;
e) Nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
g) Được bảo mật thông tin hưu trí cá nhân, thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân;
h) Được chuyển từ hình thức tham gia quỹ hưu trí thông qua người sử dụng lao động sang hình thức trực tiếp tham gia quỹ hưu trí;
i) Trường hợp thay đổi việc làm:
- Được tiếp tục duy trì tài Khoản hưu trí cá nhân tại doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tại nơi làm việc cũ theo hình thức trực tiếp tham gia chương trình hưu trí; hoặc
- Chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tại nơi làm việc mới."
Như vậy, trong trường hợp người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua phương thức trực tiếp thì có thể ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp.
Tuy nhiên, việc ngừng tham gia này phải thực hiện đúng theo quy định tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí, người lao động không thể tùy ý ngừng tham gia trái quy định.
Chương trình hưu trí
Khi tham gia chương trình hưu trí người lao động cần tuân thủ những quy định gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, trách nhiệm của người lao động tham gia chương trình hưu trí được quy định như sau:
"Điều 11. Quyền và trách nhiệm của người lao động
[...]
2. Trách nhiệm của người lao động tham gia chương trình hưu trí:
a) Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều lệ quỹ và hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;
b) Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan."
Như vậy, khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện, người lao động cần đảm bảo tuân thủ theo những quy định trên.
Cá nhân không phải là người lao động khi tham gia chương trình hưu trí có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động có quyền tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định phương thức đóng góp đối với cá nhân như sau:
"Điều 7. Phương thức tham gia đóng góp
[...]
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí."
Theo đó, tại Điều 12 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định quyền và trách nhiệm của cá nhân khi tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân tham gia chương trình hưu trí
1. Quyền của cá nhân tham gia chương trình hưu trí:
a) Các quyền như đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
b) Được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với Khoản đóng góp vào quỹ hưu trí theo mức quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện (bao gồm cả trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Được chuyển từ hình thức tham gia trực tiếp chương trình hưu trí sang hình thức tham gia thông qua người sử dụng lao động.
2. Cá nhân tham gia chương trình hưu trí có trách nhiệm như người lao động tham gia chương trình hưu trí quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này."
Như vậy, đối với chế độ hưu trí bổ sung tự nguyện, pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể trong trường hợp đối tượng tham gia đóng góp là người lao động và cá nhân như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?