Người lao động tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên có thể xin công ty tạm ứng tiền lương hay không?

Cho tôi hỏi, công ty tôi có một số người lao động thuộc diện tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, vừa rồi thì họ có nhận được thêm thông báo tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên. Người lao động có làm đơn xin nghỉ và ứng tiền lương để tham gia tập huấn, trường hợp này công ty có phải giải quyết cho ứng lương không? Câu hỏi của chị Tuyền từ Bình Dương.

Xây dựng lực lượng dự bị động viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên như sau:

Nguyên tắc xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý tập trung, thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có trình độ chiến đấu cao và được quản lý chặt chẽ.
3. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh; phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
5. Xây dựng, huy động đơn vị dự bị động viên bảo đảm đủ quân số, phương tiện kỹ thuật dự bị; đúng tiêu chuẩn, thời gian; bảo đảm bí mật, an toàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch dược phê duyệt.
6. Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên.

Theo đó, khi xây dựng lực lượng dự bị động viên cần tuân thủ theo những nguyên tắc nêu trên.

Người lao động tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên có thể xin công ty tạm ứng tiền lương hay không?

Người lao động tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên có thể xin công ty tạm ứng tiền lương hay không? (Hình từ Internet)

Đối tượng tham gia lực lượng dự bị động viên là những ai?

Căn cứ Điều 2 Luật Lực lượng dự bị động viên 2019 quy định về đối tượng tham gia lực lượng dự bị động viên như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Lực lượng dự bị động viên bao gồm quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
2. Quân nhân dự bị bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự.
3. Phương tiện kỹ thuật dự bị là tài sản của cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam, bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện đường thủy, phương tiện đường không dân dụng, phương tiện xây dựng cầu đường, phương tiện xây dựng công trình, phương tiện xếp dỡ hàng hóa, phương tiện thông tin liên lạc, thiết bị vật tư y tế và một số loại phương tiện, thiết bị khác được đăng ký theo yêu cầu biên chế của Quân đội nhân dân.
4. Đơn vị dự bị động viên là tổ chức quân sự gồm phần lớn hoặc toàn bộ là quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật dự bị trong kế hoạch bổ sung cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân; có tổ chức, biên chế chưa hoàn chỉnh hoặc chưa tổ chức trong thời bình, nhưng có kế hoạch động viên, bổ sung trong thời chiến khi có lệnh động viên.
5. Đơn vị chuyên môn dự bị là loại hình đơn vị dự bị động viên được tổ chức, biên chế quân nhân dự bị có chuyên môn, nghiệp vụ và phương tiện, thiết bị phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn.
6. Chuyên nghiệp quân sự là nghề nghiệp chuyên môn tương ứng với chức danh trong biên chế Quân đội nhân dân.
7. Huy động lực lượng dự bị động viên là việc gọi quân nhân dự bị, điều động phương tiện kỹ thuật dự bị để bàn giao cho lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này.
8. Chủ phương tiện kỹ thuật dự bị là cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng phương tiện kỹ thuật dự bị thuộc đối tượng được đăng ký, quản lý và sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên.

Theo đó, đối tượng tham gia lực lượng dự bị động viên bao gồm các sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị

Người lao động tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên có thể xin công ty tạm ứng tiền lương hay không?

Căn cứ Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:

Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

Bên cạnh đó tại khoản 4 Công văn 4296/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 hướng dẫn về tạm ứng tiền lương cho người thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

4. Tạm ứng lương cho người thực hiện nghĩa vụ quân sự
Theo quy định tại Điều 45 của Hiến pháp năm 2013 và Luật nghĩa vụ quân sự thì người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự là thực hiện nghĩa vụ công dân.
Khoản 2 Điều 100 của Bộ luật Lao động quy định người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, trường hợp người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động để thực hiện nghĩa vụ quân sự thì Công ty có trách nhiệm tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ quân sự từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và người lao động không phải hoàn lại số tiền tạm ứng này.

Theo đó, người lao động đi huấn luyện lực lượng dự bị động viên cũng là thực hiện nghĩa vụ quân sự, do đó, người lao động này được tạm ứng tiền lương mà không cần hoàn lại.

Lực lượng dự bị động viên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lực lượng dự bị động viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lực lượng dự bị động viên chỉ bao gồm quân nhân dự bị phải không? Khi nào được huy động lực lượng dự bị động viên? Ai được quyền huy động lực lượng dự bị động viên?
Pháp luật
Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên do ai lập? Kế hoạch được lập có cần thẩm định hay không?
Pháp luật
Trường hợp nào được huy động lực lượng dự bị động viên? Huy động lực lượng dự bị động viên khi thực hiện lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ như thế nào?
Pháp luật
Người lao động tham gia huấn luyện lực lượng dự bị động viên có thể xin công ty tạm ứng tiền lương hay không?
Pháp luật
Kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên bao gồm những nội dung nào? Cơ quan nào có thẩm quyền lập kế hoạch xây dựng lực lượng dự bị động viên của địa phương?
Pháp luật
Phương tiện kỹ thuật dự bị có thuộc lực lượng dự bị động viên không? Trường hợp nào được huy động phương tiện kỹ thuật dự bị?
Pháp luật
Thiệt hại khi huy động lực lượng dự bị động viên để phòng chống thiên tai có thể dùng ngân sách nhà nước để chi hay không?
Pháp luật
Việc ban hành chỉ tiêu xây dựng lực lượng dự bị động viên sẽ thuộc thẩm quyền của ai? Nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là gì?
Pháp luật
Có được huy động lực lượng dự bị động viên để làm lực lượng phòng, chống và khắc phục hậu quả sau thiên tai không?
Pháp luật
Lực lượng dự bị động viên ngành y tế là gì? Kết hợp quân dân y trong xây dựng lực lượng dự bị động viên ngành y tế được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lực lượng dự bị động viên
5,653 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng dự bị động viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng dự bị động viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào