Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào?

Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào? Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu sẽ được tính như thế nào?

Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí
1. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Thời điểm hưởng chế độ hưu trí là bắt đầu ngày đầu tiên của tháng liền kề sau thời điểm nghỉ hưu.
3. Trường hợp hồ sơ của người lao động không xác định được ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh để làm căn cứ xác định thời điểm nghỉ hưu và thời điểm hưởng chế độ hưu trí.

Theo đó, pháp luật quy định thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Do đó, đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào?

Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào? (Hình từ Internet)

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu sẽ được tính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường theo khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:

(1) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ;

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

(2) Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại mục (1) được thực hiện như sau:

- Đối với lao động nam thì tuổi nghỉ hưu được tính như sau:

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2024

61 tuổi

2025

61 tuổi 3 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2027

61 tuổi 9 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

- Đối với lao động nữ thì tuổi nghỉ hưu được tính như sau:

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

56 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

57 tuổi

2027

57 tuổi 4 tháng

2028

57 tuổi 8 tháng

2029

58 tuổi

2030

58 tuổi 4 tháng

2031

58 tuổi 8 tháng

2032

59 tuổi

2033

59 tuổi 4 tháng

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại mục (2). Tải về

Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:

Theo đó, nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ đối với người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu trong thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị bao gồm:

(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

(2) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

(3) Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

(4) Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

(5) Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

(6) Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

(7) Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

(8) Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Tải về bảng đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu dưới đây. Tải về

Tuổi nghỉ hưu
Sắp xếp tổ chức bộ máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động tiếp tục làm việc trong trường hợp đã đủ tuổi nghỉ hưu thì thời điểm nghỉ hưu là khi nào?
Pháp luật
Thông tư 07 2025 hướng dẫn Nghị định 178 về kinh phí thực hiện chính sách, chế độ với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BNV về chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong sắp xếp bộ máy hành chính thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ thôi việc theo Nghị định 178? Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 áp dụng cho đối tượng nào?
Pháp luật
Chính sách đối với CBCCVC tăng cường đi công tác ở cơ sở theo Nghị định 178 quy định như thế nào?
Pháp luật
Chính sách trọng dụng người có phẩm chất, năng lực nổi trội Nghị định 178 quy định như thế nào?
Pháp luật
Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cán bộ công chức cấp xã còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu có bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu?
Pháp luật
Nghị định 178 quy định về gì? Chưa xem xét nghỉ việc đối với những người đang trong thời gian nào theo Nghị định 178?
Pháp luật
Mẫu 12 HSB Quyết định nghỉ hưu mới nhất? Cách điền Mẫu 12 HSB? Tải về Mẫu 12 HSB theo Quyết định 166?
Pháp luật
Cán bộ được kéo dài thời gian công tác trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định 178 có trợ cấp hưu trí một lần là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuổi nghỉ hưu
8 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuổi nghỉ hưu Sắp xếp tổ chức bộ máy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tuổi nghỉ hưu Xem toàn bộ văn bản về Sắp xếp tổ chức bộ máy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào