Người lao động trước đây có làm công việc độc hại nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong bảo hiểm xã hội thì xử lý như thế nào?
Người lao động trước đây có làm công việc độc hại nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong bảo hiểm xã hội thì xử lý như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Công văn 1398/LĐTBXH-ATLĐ năm 2020 về điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có đề cập:
1. Người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội. Để đảm bảo quyền lợi người lao động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung quy trình thực hiện điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội đối với người làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội.
Và căn cứ quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo những nội dung được trích dẫn trên khi người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng chức danh nghề trong sổ bảo hiểm xã hội theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động được quy định tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(1) Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
- Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
(2) Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
- Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
(3) Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện như thế nào?
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
(1) Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
(2) Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
(3) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
- 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
- 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
- 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?