Người lớn cần xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao trong trường hợp nào? Tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV cho người lớn như thế nào?

Cho tôi hỏi, người lớn cần xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao trong trường hợp nào? Tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho người lớn như thế nào? Trên đây là câu hỏi của bạn Đình Trọng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Người lớn cần xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao trong trường hợp nào?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục I Chương III Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:

Xét nghiệm định kỳ HIV trong các trường hợp có hành vi nguy cơ cao tiếp diễn:
1. Các trường hợp HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ 06 tháng/lần:
- Nhóm quần thể hành vi nguy cơ cao
- Người có bạn tình nhiễm HIV
- Bệnh nhân nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
- Người dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và trước phơi nhiễm (PrEP)
...
* Lưu ý: Các trường hợp nghi ngờ giai đoạn cửa sổ nên xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng

Theo đó, các trường hợp sau người lớn có kết quả xét nghiệm HIV bằng kỹ thuật sinh học phân tử âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cần xét nghiệm định kỳ HIV 06 tháng/lần:

- Nhóm quần thể hành vi nguy cơ cao

- Người có bạn tình nhiễm HIV

- Bệnh nhân nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Người dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) và trước phơi nhiễm (PrEP).

Lưu ý: Các trường hợp nghi ngờ giai đoạn cửa sổ nên xét nghiệm lại trong vòng 3 tháng.

Xét nghiệm định kỳ HIV

Người lớn cần xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho người lớn như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Chương III Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:

Xét nghiệm định kỳ HIV trong các trường hợp có hành vi nguy cơ cao tiếp diễn:
...
2. Thực hiện xét nghiệm HIV theo đúng các quy định tại Chương II hướng dẫn này.
...

Theo tiết 3.1, tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục II Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:

Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn.
...
3. Quy trình xét nghiệm
3.1. Lấy mẫu máu:
- Điền đủ thông tin vào "Phiếu xét nghiệm PCR định tính HIV cho trẻ >18 tháng tuổi và người lớn" theo quy định tại biểu mẫu số 4, phụ lục IV-C ban hành kèm theo hướng dẫn này.
- Mẫu sử dụng để xét nghiệm sinh học phân tử có thể là DBS, máu toàn phần, huyết tương.
- Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận mẫu DBS theo quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo hướng dẫn này.
- Quy trình lấy máu, đóng gói, vận chuyển, tiếp nhận máu toàn phần và huyết tương theo quy định tại phụ lục III ban hành kèm theo hướng dẫn này.
3.2. Tiến hành xét nghiệm và một số lưu ý
- Sinh phẩm sử dụng phải có số lưu hành còn hiệu lực hoặc được Bộ Y tế cho phép sử dụng và đang còn hạn sử dụng.
- Thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật PCR theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Thực hiện việc bảo quản mẫu bệnh phẩm trong tủ đông sâu (-70oC) trở xuống theo quy định, thời gian lưu mẫu dương tính ít nhất là 2 năm.
- Nhãn dán trên mẫu bệnh phẩm sử dụng nhãn không thấm nước và không bị bong ở nhiệt độ âm sâu.
- Việc hủy mẫu phải tiến hành theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế và các qui định pháp luật có liên quan.
- Hủy mẫu lưu dương tính và nghi ngờ: sau khi hết thời gian lưu mẫu theo quy định, việc hủy mẫu cần phải lập biên bản ghi rõ thời gian và danh sách các mẫu đã hủy. Biên bản này phải lưu trong thời gian 5 năm kể từ ngày hủy mẫu.

Theo đó, việc lấy mẫu máu, tiến hành xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao bằng kỹ thuật sinh học phân tử và một số lưu ý đối với người lớn như quy định cụ thể trên.

Thời gian trả lời kết quả xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho trẻ trên 18 tháng tuổi là khi nào?

Căn cứ theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục II Chương II Phần II Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV ban hành kèm theo Quyết định 2674/QĐ-BYT năm 2018 quy định như sau:

Đối với trẻ trên 18 tháng tuổi và người lớn.
...
3. Quy trình xét nghiệm
...
3.3. Trả lời kết quả
3.3.1. Thời gian trả lời kết quả
- Kết quả xét nghiệm PCR cần được trả cho cơ sở chỉ định xét nghiệm trong vòng 02 tuần kể từ ngày phòng xét nghiệm nhận được mẫu.
- Trong trường hợp không trả được kết quả trong vòng 02 tuần, phòng xét nghiệm cần thông báo cho cơ sở chỉ định xét nghiệm lý do và thời hạn sẽ trả kết quả.
...

Theo đó, thời gian trả lời kết quả xét nghiệm định kỳ HIV âm tính trong nhóm có nguy cơ cao cho người lớn như sau:

- Kết quả xét nghiệm PCR cần được trả cho cơ sở chỉ định xét nghiệm trong vòng 02 tuần kể từ ngày phòng xét nghiệm nhận được mẫu.

- Trong trường hợp không trả được kết quả trong vòng 02 tuần, phòng xét nghiệm cần thông báo cho cơ sở chỉ định xét nghiệm lý do và thời hạn sẽ trả kết quả.

Xét nghiệm HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có hành vi thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 như thế nào?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Xét nghiệm HIV là gì? Xét nghiệm HIV bắt buộc trong các trường hợp nào? Những nghề nào phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng?
Pháp luật
Kết quả xét nghiệm HIV của cá nhân là thông tin bí mật? Trước khi xét nghiệm HIV thì có bắt buộc phải thực hiện tư vấn cho cá nhân trước không?
Pháp luật
Thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng chống HIV/AIDS sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không?
Pháp luật
Sau khi có kết quả xét nghiệm máu thì bộ phận xét nghiệm có trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét nghiệm HIV
993 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét nghiệm HIV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xét nghiệm HIV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào