Người lớn có bị bệnh quai bị không? Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không?
Người lớn có bị bệnh quai bị không? Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 42 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tuyến nước bọt mang tai do Virut (Quai bị)
I. ĐỊNH NGHĨA
Quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 42 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tuyến nước bọt mang tai do Virut (Quai bị)
II. NGUYÊN NHÂN
Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán xác định dựa vào các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ.
1.1 Lâm sàng
a. Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn đầu không có triệu chứng lâm sàng và có thể kéo dài từ 2-3 tuần, sau đó xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:
- Có thể sốt.
- Khô miệng.
- Đau vùng mang tai, đau rõ nhất ở 3 điểm là trước nắp tai, mỏm xương chũm và góc hàm.
b. Thời kỳ toàn phát
- Sưng đau tuyến mang tai với các đặc điểm:
+ Lúc đầu sưng 1 bên, sau lan ra 2 bên.
+ Mới đầu khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước, sau to dần và lan ra cả vùng dưới hàm.
- Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”, hơi nóng, hơi đau.
- Há miệng có thể hạn chế.
- Niêm mạc miệng khô, đỏ, giảm tiết nước bọt.
- Lỗ ống Stenon nề, đỏ, đôi khi có những vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh và không có mủ nếu không có bội nhiễm.
1.2. Cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.
- X quang: không có giá trị chẩn đoán.
2. Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm tuyến nước bọt do vi khuẩn: thường biểu hiện viêm tuyến mang tai ở một bên và có mủ ở miệng ống Stenon, không có tính chất dịch tễ.
...
Theo đó, quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra, bệnh có thể lây truyền trực tiếp qua trung gian nước bọt và có tính chất dịch tễ.
Lưu ý: Căn cứ theo Điều 1 Luật Thanh niên 2020 quy định: "Thanh niên là công dân Việt Nam từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi".
Do đó, nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là do virus thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra.
Người lớn có bị bệnh quai bị không? Nguyên nhân gây ra bệnh quai bị là gì? Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không? (Hình từ Internet)
Bệnh quai bị có tự khỏi được không? Bệnh quai bị có gây vô sinh hay không?
Căn cứ theo Tiểu mục 5 Mục 42 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về răng hàm mặt ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định viêm tuyến nước bọt mang tai do Virut (Quai bị)
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Nâng cao thể trạng.
- Chống bội nhiễm.
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động.
2. Điều trị cụ thể
- Thuốc an thần.
- Hạ sốt.
- Vệ sinh răng miệng.
- Nghỉ ngơi, nâng cao thể trạng.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
Bệnh tiến triển khoảng 8-10 ngày và tự khỏi.
2. Biến chứng
- Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.
- Viêm buồng trứng: hiếm gặp.
VI. PHÒNG BỆNH
- Tiêm văcxin phòng quai bị cho trẻ em.
- Cách ly người bệnh, ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng.
Như vậy, bệnh quai bị tiến triển khoản 8-10 ngày và tự khỏi.
Lưu ý: Khi bị bệnh người dân không nên ỷ lại mà đến các cơ quan y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị
Ngoài ra, bệnh quai bị còn có những biến chứng như:
- Viêm tinh hoàn: là biến chứng hay gặp.
- Viêm buồng trứng: hiếm gặp.
Do đó, bệnh quai bị có thể gây viêm tinh hoàn đối với nam giới dẫn đến vô sinh đối với nam giới.
Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm không?
Bệnh quai bị có phải là bệnh truyền nhiễm không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 bổ sung bởi Điều 1 Quyết định 740/QĐ-BYT năm 2016 quy định phân loại bệnh truyền nhiễm:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
a) Nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê - bô - la (Ebola), Lát-sa (Lassa) hoặc Mác-bớc (Marburg); bệnh sốt Tây sông Nin (Nile); bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
b) Nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B bao gồm bệnh do vi rút A-đê-nô (Adeno); bệnh do vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); bệnh bạch hầu; bệnh cúm; bệnh dại; bệnh ho gà; bệnh lao phổi; bệnh do liên cầu lợn ở người; bệnh lỵ A-míp (Amibe); bệnh lỵ trực trùng; bệnh quai bị; bệnh sốt Đăng gơ (Dengue), sốt xuất huyết Đăng gơ (Dengue); bệnh sốt rét; bệnh sốt phát ban; bệnh sởi; bệnh tay-chân-miệng; bệnh than; bệnh thủy đậu; bệnh thương hàn; bệnh uốn ván; bệnh Ru-bê-ôn (Rubeon); bệnh viêm gan vi rút; bệnh viêm màng não do não mô cầu; bệnh viêm não vi rút; bệnh xoắn khuẩn vàng da; bệnh tiêu chảy do vi rút Rô-ta (Rota);
...
Do đó, bệnh quai bị là bệnh nhóm B thuộc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?