Người lớn có cần phải tiêm vắc xin phòng sởi? Biến chứng mà người lớn không tiêm vắc xin khi mắc bệnh sởi có thể gặp?
Người lớn có cần phải tiêm vắc xin phòng sởi?
Người lớn mắc bệnh sởi có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho trẻ em và người khác trong cộng đồng, đặc biệt là những người chưa có miễn dịch như trẻ sơ sinh, người có hệ miễn dịch yếu hoặc những người không thể tiêm vắc xin vì lý do sức khỏe. Khi người lớn được tiêm phòng đầy đủ, nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng sẽ giảm đi đáng kể, giúp ngăn chặn các đợt bùng phát dịch.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiêm vắc xin sởi là vô cùng quan trọng. Nhiễm sởi trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên tiêm vắc xin sởi ít nhất ba tháng trước khi mang thai để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Theo đó căn cứ theo Phần I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:
I. ĐẠI CƯƠNG
- Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Bệnh chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân, có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
- Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... có thể gây tử vong.
Như vậy, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên.
Ngoài ra, bệnh sởi có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm đầy đủ.
Do đó, hiện nay người lớn có thể đi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi để tránh những tình trạng mắc bệnh như trên.
Người lớn có cần phải tiêm vắc xin phòng sởi? Biến chứng mà người lớn không tiêm vắc xin khi mắc bệnh sởi có thể gặp? (Hình từ Internet)
Biến chứng mà người lớn không tiêm vắc xin khi mắc bệnh sởi có thể gặp?
Căn cứ theo Mục 5 Phần II Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
II. CHẨN ĐOÁN
...
5. Biến chứng.
Bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhiễm sau sởi thường xảy ra ở: trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
- Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
Các biến chứng khác:
- Lao tiến triển.
- Tiêu chảy.
- Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Như vậy, bệnh sởi nặng hoặc các biến chứng của sởi có thể gây ra do vi rút sởi, do bội nhiễm sau sởi thường xảy ra ở: trẻ suy dinh dưỡng, đặc biệt trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch do HIV hoặc các bệnh khác, phụ nữ có thai. Hầu hết trẻ bị sởi tử vong do các biến chứng.
Do đó những biến chứng mà người lớn mắc bệnh sởi có thể gặp bao gồm:
- Do vi rút sởi: viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.
- Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...
- Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...
Các biến chứng khác:
- Lao tiến triển.
- Tiêu chảy.
Lưu ý: Đối với phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân, hoặc thai nhiễm sởi tiên phát.
Những tuyến điều trị khi mắc bệnh sởi mà người bệnh có thể đến khám?
Căn cứ theo Phần IV Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định:
IV. PHÂN TUYẾN ĐIỂU TRỊ
1. Tuyến xã, phường: Tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh không có biến chứng.
2. Tuyến huyện: Tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh có biến chứng hô hấp nhưng không có suy hô hấp.
3. Tuyến tỉnh: Chăm sóc và điều trị tất cả các người bệnh mắc sởi có biến chứng
4. Tuyến Trung ương: Chăm sóc và điều trị người bệnh có biến chứng vượt quá khả năng xử lý của tuyến tỉnh
Như vậy, người mắc bệnh sởi có thể đến đúng các tuyến điều trị khi mắc bệnh sởi bao gồm:
- Tuyến xã, phường: Tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh không có biến chứng.
- Tuyến huyện: Tư vấn chăm sóc và điều trị người bệnh có biến chứng hô hấp nhưng không có suy hô hấp.
- Tuyến tỉnh: Chăm sóc và điều trị tất cả các người bệnh mắc sởi có biến chứng.
- Tuyến Trung ương: Chăm sóc và điều trị người bệnh có biến chứng vượt quá khả năng xử lý của tuyến tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?