Người mua trái phiếu liệu có nhận lại được tiền khi công ty phá sản hay không? Người mua trái phiếu có phải là chủ nợ của công ty không?

Chồng tôi được nhân viên ngân hàng giới thiệu cho mua trái phiếu của một công ty có lãi suất khá cao. Tuy nhiên, gần đây tôi nghe nói công ty này làm ăn thua lỗ, có khi phải phá sản. Nếu giờ công ty phá sản thì tiền mua trái phiếu của chồng tôi có được trả lại không vậy? Nhờ hỗ trợ giúp tôi. - Chị Nhiếp Hoa (Gia Lai).

Trái phiếu là gì? Người mua trái phiếu có phải là chủ nợ của công ty không?

Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định trái phiếu là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Ngoài ra, tại khoản 1 đến khoản 5 Điều 4 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP) có giải thích cụ thể về một số loại trái phiếu thông dụng như sau:

- Trái phiếu doanh nghiệp: là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

- Trái phiếu doanh nghiệp xanh: là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

- Trái phiếu chuyển đổi: là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

- Trái phiếu có bảo đảm: là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hoặc được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính ở nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của pháp luật.

- Trái phiếu kèm chứng quyền: là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản trái phiếu do doanh nghiệp phát hành là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp phải trả cho người sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể.

Như vậy, việc khách hàng mua trái phiếu từ công ty tức là đang cho công ty vay và công ty có trách nhiệm sẽ phải trả nợ gốc và lãi cho khách hàng. Trái phiếu này được coi như một giấy tờ ghi nhận nợ giữa người mua trái phiếu và công ty phát hành.

Do đó, có thể xem người mua trái phiếu như một chủ nợ của công ty phát hành trái phiếu.

Mua trái phiếu

Công ty phá sản thì người mua trái phiếu liệu có nhận lại được tiền không? (Hình từ Internet)

Người mua trái phiếu liệu có nhận lại được tiền khi công ty phá sản hay không?

Căn cứ theo Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định về thứ tự phân chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản như sau:

Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Theo đó, như đã nêu, người mua trái phiếu chính là một trong những chủ nợ của công ty phát hành. Như vậy, khi công ty phá sản thì phải có trách nhiệm thanh toán khoản nợ đối với những người mua trái phiếu theo thứ tự quy định trên đây.

Cần lưu ý, việc phân chia tài sản của công ty khi phá sản phải được phân chia lần lượt theo thứ tự đã được quy định tại Điều 54 Luật Phá sản 2014, tức là sau khi đã thanh toán những khoản sau đây thì mới thực hiện trả nợ cho người mua trái phiếu:

- Chi phí phá sản;

- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

Công ty được coi là phá sản khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 thì công ty được coi là phá sản khi thỏa mãn cả 02 điều kiện sau:

- Công ty bị mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Trái phiếu TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRÁI PHIẾU
Phá sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Phá sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có được phát hành trái phiếu không? Quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là gì?
Pháp luật
Trái phiếu ngoại tệ là gì? Được phát hành bởi cơ quan nào? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường có là Chứng khoán kinh doanh? Phương pháp kế toán đối với lãi trái phiếu định kỳ?
Pháp luật
Thế nào là phá sản? Hoạt động nào của doanh nghiệp, hợp tác xã bị cấm sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản?
Pháp luật
Nhà đầu tư mua trái phiếu được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện chào bán trái phiếu là gì?
Pháp luật
Trái phiếu được quy định như thế nào? Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu ra sao?
Pháp luật
So sánh chứng chỉ quỹ và trái phiếu về điểm giống nhau và khác nhau theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Trình tự bù trừ và thanh toán đa phương đối với trái phiếu doanh nghiệp (T+1) tại Sở giao dịch chứng khoán từ 29/8/2022?
Pháp luật
Tổ chức tài chính quốc tế có được mua trái phiếu riêng lẻ do công ty TNHH hai thành viên phát hành không?
Pháp luật
Hoán đổi trái phiếu là gì? Ngân hàng chính sách có được xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trái phiếu
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
13,451 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trái phiếu Phá sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào