Người mua vé hành khách hạng thấp được ngồi chỗ hạng cao hơn trên tàu hỏa mà không phải trả thêm tiền trong trường hợp nào?
Người mua vé hành khách hạng thấp được ngồi chỗ hạng cao hơn tàu hỏa mà không phải trả thêm tiền trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 21 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về thay đổi chỗ trên tàu hỏa như sau:
Thay đổi chỗ trên tàu
Trường hợp doanh nghiệp phải thay đổi toa xe, thay tàu so với phương án bán vé đã bán cho hành khách thì việc thay đổi chỗ giải quyết như sau:
1. Hành khách có vé hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan. Thứ hạng của chỗ trên tàu do doanh nghiệp quy định.
2. Hành khách có vé hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.
3. Trường hợp tại ga đi tàu, khi hành khách không chấp nhận đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại toàn bộ tiền vé cho hành khách. Trường hợp tại ga dọc đường, khi hành khách không chấp nhận đổi chỗ để tiếp tục đi tàu thì doanh nghiệp phải trả lại tiền vé cho hành khách tính từ ga dọc đường đó đến ga xuống tàu của hành khách ghi trên vé.
Như vậy, người mua vé hành khách hạng thấp mà không có chỗ được doanh nghiệp bố trí chỗ hạng cao hơn thì hành khách không phải trả thêm tiền.
Ngược lại, nếu người mua vé hành khách hạng cao mà không có chỗ nên phải sử dụng chỗ vé có hạng thấp hơn ngoài ý muốn của hành khách thì tại ga đến, doanh nghiệp phải hoàn lại tiền chênh lệch trên đoạn đường hành khách đã sử dụng chỗ vé hạng thấp và không được thu thêm các khoản chi phí liên quan.
Người mua vé hành khách hạng thấp được ngồi chỗ hạng cao hơn mà không phải trả thêm tiền trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Vé hành khách đi tàu hỏa hợp lệ là vé như thế nào?
Căn cứu vào khoản 2 Điều 4 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về vé hành khách đi tàu hỏa như sau:
Vé hành khách
1. Vé hành khách được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Đường sắt. Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé cứng và vé điện tử.
2. Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
a) Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) phát hành;
b) Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
c) Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này.
3. Khi phát hành vé cứng, vé điện tử, doanh nghiệp phải thông báo công khai và hướng dẫn các quy định cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách.
Như vậy, vé hành khách đi tàu hỏa hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Do doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, hành lý trên đường sắt phát hành;
- Đối với vé cứng: Không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin và phải đi đúng chuyến tàu, thời gian ghi trên vé;
- Đối với vé điện tử: Có bản in, bản chụp thẻ lên tàu theo quy định của doanh nghiệp hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT.
Hành khách phải mua vé bổ sung đi tàu hỏa trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định như sau:
Vé bổ sung
1. Các trường hợp hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung:
a) Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;
b) Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;
c) Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
2. Doanh nghiệp bán vé tàu bổ sung cho hành khách, người đi tàu thuộc quy định tại khoản 1 Điều này trên cơ sở khả năng đáp ứng của doanh nghiệp, không ảnh hưởng đến hành khách khác.
3. Trường hợp doanh nghiệp không thể bán vé bổ sung cho hành khách, người đi tàu do không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này thì giải quyết như sau: Đối với hành khách, người đi tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này phải xuống tàu khi tàu chưa chạy hoặc xuống tàu tại ga gần nhất tàu có đỗ và phải thanh toán các chi phí theo quy định của doanh nghiệp; đối với hành khách quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, tiếp tục sử dụng đúng chỗ ngồi đã ghi trên vé.
Như vậy, hành khách, người đi tàu phải mua vé bổ sung trong các trường hợp sau:
- Hành khách muốn đi quá ga đến ghi trên vé;
- Hành khách muốn đổi chỗ từ hạng thấp lên hạng cao;
- Người đi tàu không có vé hoặc vé không hợp lệ.
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa gồm có những ai?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 09/2018/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu hỏa như sau:
Đối tượng được ưu tiên xếp hàng mua vé đi tàu tại địa điểm bán vé theo thứ tự sau đây:
- Người có bệnh nặng mà có yêu cầu của cơ quan y tế phải nhanh chóng chuyển đi.
- Thương binh, bệnh binh.
- Người khuyết tật.
- Phụ nữ có thai.
- Người đi tàu kèm trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi.
- Người già từ đủ 60 tuổi trở lên.
- Các đối tượng ưu tiên khác do doanh nghiệp quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức nộp thuế môn bài 2025 là bao nhiêu? Hạn nộp lệ phí môn bài năm 2025 đến khi nào? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Không bật đèn xe vào ban đêm bị phạt bao nhiêu tiền 2025? Quy định khung giờ bắt buộc phải bật đèn xe?
- Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe máy 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?