Người muốn đạt chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Người muốn đạt chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
- Thời gian học để đạt được chứng chỉ thợ máy thủy nội địa bao lâu?
- Học chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì gồm những môn học nào?
- Kết thúc khóa học Chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần kiểm tra những gì?
Người muốn đạt chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại mục I Phụ lục II Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Kiến thức
Có kiến thức về an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; hiểu các quy định cơ bản của pháp luật giao thông đường thủy nội địa; vận hành thành thạo động cơ tàu thủy, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành động cơ.
2. Kỹ năng
Vận hành thành thạo động cơ tàu thủy; kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành động cơ.
3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp
Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa; yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.
Như vậy theo quy định trên thì người muốn đạt chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần những kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như sau:
- Kiến thức: Có kiến thức về an toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; hiểu các quy định cơ bản của pháp luật giao thông đường thủy nội địa; vận hành thành thạo động cơ tàu thủy, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện; kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành động cơ.
- Kỹ năng: Vận hành thành thạo động cơ tàu thủy; kiểm tra và khắc phục được các hư hỏng thông thường trong quá trình vận hành động cơ.
- Thái độ, đạo đức nghề nghiệp: Có ý thức rèn luyện để nâng cao trình độ nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành đường thủy nội địa; yêu nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong công nghiệp, có thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.
Người muốn đạt chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần phải có những kiến thức, kỹ năng và thái độ, đạo đức nghề nghiệp như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian học để đạt được chứng chỉ thợ máy thủy nội địa bao lâu?
Căn cứ tại mục II Phụ lục II Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:
THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC
Thời gian của khóa học: 295 giờ, bao gồm:
1. Thời gian các hoạt động chung: không.
2. Thời gian học tập: 295 giờ, trong đó:
a) Thời gian thực học: 280 giờ.
b) Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 15 giờ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời gian học để đạt được chứng chỉ thợ máy thủy nội địa tổng 295 giờ, trong đó:
-Thời gian các hoạt động chung là không có
-Thời gian học tập là 295 giờ (thời gian thực học: 280 giờ, thời gian ôn, kiểm tra kết thúc hóa học: 15 giờ)
Học chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì gồm những môn học nào?
Căn cứ tại mục III Phụ lục II Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:
DANH MỤC MÔN HỌC (MH), MÔ ĐUN (MĐ) VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Thời gian đào tạo (giờ) |
MĐ 01 | An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường | 60 |
MH 02 | Pháp luật về giao thông đường thủy nội địa | 15 |
MĐ 03 | Máy tàu thủy | 60 |
MĐ 04 | Thực hành nguội | 15 |
MĐ 05 | Thực hành hàn | 15 |
MĐ 06 | Vận hành, sửa chữa điện tàu | 30 |
MĐ 07 | Thực hành vận hành máy tàu | 85 |
Tổng cộng | 280 |
Như vậy, theo quy định trên thì học chứng chỉ thợ máy thủy nội địa bao gồm 7 môn học sau: An toàn cơ bản và bảo vệ môi trường; pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; máy tàu thủy; thực hành hàn; vận hành, sửa chữa tàu điện; thực hành vận hành máy tàu.
Kết thúc khóa học Chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì cần kiểm tra những gì?
Căn cứ tại mục IV Phụ lục II Chương trình đào tạo cấp chứng chỉ thủy thủ ban hành kèm theo Thông tư 06/2020/TT-BGTVT, có quy định như sau:
KIỂM TRA KẾT THÚC KHÓA HỌC
1. Kiểm tra kết thúc môn học, mô đun:
Người học phải học đầy đủ nội dung theo yêu cầu chương trình các môn học, mô đun quy định. Nội dung, hình thức và điều kiện kiểm tra khi kết thúc môn học, mô đun do người đứng đầu cơ sở đào tạo quyết định. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức là đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
2. Kiểm tra kết thúc khóa học:
STT | Môn kiểm tra | Hình thức kiểm tra |
1 | Lý thuyết tổng hợp | Trắc nghiệm |
Như vậy, theo quy định trên thì khi kết thúc khóa học Chứng chỉ thợ máy thủy nội địa thì chỉ cần kiểm tra lý thuyết tổng hợp. Kết quả kiểm tra được đánh giá theo một trong hai mức là đạt yêu cầu và không đạt yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?