Người nào có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư?
- Người nào có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư?
- Người có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện không?
- Việc chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư được thực hiện như thế nào?
Người nào có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định về sao chụp tài liệu vật chưa bí mật nhà nước như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ.
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ; người đứng đầu đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.
d) Người đứng đầu Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
...
Đối chiếu quy định trên, người có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Người đứng đầu Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương thuộc Bộ, trừ người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật (Hình từ Internet)
Người có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện không?
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
4. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép sao, chụp của mình trước cấp trường, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
...
Theo đó, người có thẩm quyền cho phép chụp tài liệu bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền cho phép chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Cấp phó được ủy quyền cho phép chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyết định cho phép chụp của mình trước cấp trường, trước pháp luật và không được ủy quyền tiếp cho người khác.
Việc chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 4 Thông tư 07/2020/TT-BKHĐT quy định như sau:
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
5. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi được người có thẩm quyền quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
b) Bản sao tài liệu bí mật nhà nước đóng dấu “bản sao số” ở góc trên bên phải tại trang đầu và dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu sau khi sao, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có).
c) Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có).
d) Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chưa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của cơ quan, tổ chức (nếu có).
đ) Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.
5. Việc sao, chụp điện mật thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Mẫu dấu sao, chụp; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Theo đó, việc chụp tài liệu chứa bí mật nhà nước độ tuyệt mật thuộc lĩnh vực kế hoạch, đầu tư được thực hiện như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?